Kỹ Thuật Dạy Trẻ Hiểu Và Diễn Tả Bằng Ngôn Ngữ

Home / THƯ VIỆN TÀI LIỆU / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT ÂM NGỮ TRỊ LIỆU / Kỹ Thuật Dạy Trẻ Hiểu Và Diễn Tả Bằng Ngôn Ngữ

I. ĐẠI CƯƠNG 

1. Định nghĩa

  • Hiểu ngôn ngữ là trẻ hiểu những điều người khác nói hoặc hành động. Hiểu ngôn ngữ có thể là ngôn ngữ có lời hoặc không lời. Hiểu ngôn ngữ luôn đi trước diễn đạt ngôn ngữ.
  • Diễn đạt ngôn ngữ là cách trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh. Diễn đạt ngôn ngữ có thể bằng điệu bộ, tranh ảnh hoặc thể hiện từ vựng, ngữ pháp, độ dài câu nói, cách trẻ dùng ngôn ngữ.
  • Kỹ thuật dạy trẻ hiểu và diễn đạt ngôn ngữ là áp dụng các hoạt động dạy theo từng cấp độ đánh giá sự phát triển của trẻ.

2. Mục tiêu

  • Xây dựng mối quan hệ với mọi người.
  • Học các kỹ năng thích ứng.
  • Truyền đạt thông tin với đối tượng giao tiếp để có thể giao tiếp được.
  • Tự lập hay kiểm soát được sự việc đến với chúng.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Trẻ nói khó: tổn thương não.
  • Trẻ nói ngọng, nói lắp.
  • Trẻ chậm phát triển tinh thần, chậm phát triển ngôn ngữ.
  • Trẻ tự kỷ, trẻ khiếm thính.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ phục hồi chức năng, cử nhân hoặc kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu.

2. Phương tiện

Dụng cụ học tập: sách, tranh, đồ chơi….

3. Bệnh nhi

Trẻ không đang giai đoạn ốm sốt.

4. Hồ sơ bệnh án

Điền đầy đủ thông tin theo quy định của Bộ Y tế.

Đối chiếu chỉ định can thiệp và tên trẻ.

Ghi nhận xét trước tập.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Thời gian thực hiện kỹ thuật: từ 20 – 30 phút.

  • Bước 1: lượng giá kỹ năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ theo mẫu.
  • Bước 2: tiến hành can thiệp cho trẻ.

Chọn mục tiêu cho từng đợt điều trị: chọn 2 kỹ năng trẻ thỉnh thoảng làm được và 1 kỹ năng trẻ chưa thực hiện được trong phiếu lượng giá.

Nếu hoàn thành 3 kỹ năng đó, sẽ tiếp tục chọn các kỹ năng tiếp theo. 

1. Huấn luyện kỹ năng hiểu ngôn ngữ

Nguyên tắc dạy hiểu ngôn ngữ:

  • Trẻ phải hiểu, biết ý nghĩa của âm thanh, từ và câu trước khi nói.
  • Nói chuyện nhiều với trẻ, dùng ngôn ngữ đơn giản, nói chậm, to.
  • Sử dụng dấu hiệu để giúp trẻ hiểu.
  • Chỉ sử dụng 1 vài đồ vật hoặc tranh ảnh, chỉ một người hướng dẫn.
  • Động viên khen thưởng đúng lúc.

2. Huấn luyện kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ

Diễn đạt qua dấu hiệu, tranh ảnh, biểu tượng. 

Diễn đạt bằng lời nói.

VI. THEO DÕI

Sự tiến bộ của trẻ sau mỗi đợt can thiệp.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

Không có.

Theo: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG (ĐỢT 2) (Ban hành kèm theo Quyết định số 5737/QĐ-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Bạn không thể copy nội dung ở trang này