Chương trình PHCN sau Phẫu thuật Tái tạo Dây chằng Chéo sau

Home / THƯ VIỆN TÀI LIỆU / CÁC CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN / Chương trình PHCN sau Phẫu thuật Tái tạo Dây chằng Chéo sau
Chương trình sau dựa trên Hướng dẫn của UW Health Sports Rehabilitation

GIAI ĐOẠN I 

Thời gian: 

  • Tuần 0 – 4 tuần sau phẫu thuật

Hẹn khám/tập luyện

  • Hẹn khám lại với bác sĩ: 1-2 tuần và 4-6 tuần sau phẫu thuật
  • Hẹn tập phục hồi chức năng bắt đầu từ 1-3 ngày sau khi phẫu thuật, 2 lần mỗi tuần

Mục tiêu phục hồi

  • Bảo vệ khớp gối sau phẫu thuật 
  • Khôi phục khả năng duỗi gối bình thường
  • Giảm sưng phù
  • Khôi phục kiểm soát chân

Các cẩn trọng

  • Chịu trọng lượng đến mức chịu đựng được (WBAT). Sử dụng cảm giác đau và dáng đi làm hướng dẫn
  • Mang nẹp cho tất cả các hoạt động chịu trọng lượng
  • Tiến triển từ khóa nẹp sang mở khóa nẹp khi bệnh nhân kiểm soát tốt cơ tứ đầu 
  • Đi lại với nạng nách
  • Không tập các bài tập cơ hamstring chuỗi mở hoặc các bài tập cho cơ hamstring riêng biệt
  • Không kéo dãn cơ hamstring
  • Không tập với xe đạp tập
  • Tuân theo các nguyên tắc tăng tiến về tầm vận động (ROM)

Các bài tập tầm vận động

  • Tuần 0-4: từ duỗi gối hoàn toàn đến gập 90°
  • Di động xương bánh chè
  • Duỗi gối: đặt gối duỗi trên gối ngang cổ chân ở tư thế ngồi/nằm ngửa, tránh nằm sấp thòng chân để tránh gây co cơ hamstring bảo vệ
  • Gập gối: sử dụng trọng lực hoặc hỗ trợ để giảm thiểu hoạt động của cơ hamstring, chẳng hạn như bài tập trượt tường khi nằm ngửa hoặc gập gối khi ngồi
Duỗi gối với gối ngang (withh bolster)
Gập gối với Trượt tường (wall slide)

Bài tập trị liệu được đề xuất 

  • Gồng cơ tứ đầu
  • Bài tập duỗi gối chuỗi mở chống lại trọng lực (duỗi gối cung ngắn)
  • Nâng thẳng chân
  • Nâng chân ở tư thế đứng với nẹp để giữ thăng bằng và làm mạnh cơ hông – tránh duỗi háng để hạn chế co cơ hamstring

Bài tập tim mạch

  • Tập quay vòng theo chuỗi (circuit training) cho chi trên hoặc tập tay với máy quay tay (UBE) 

Tiêu chuẩn sang giai đoạn tiếp theo

  • Dáng đi không đau khi sử dụng nẹp mà không cần nạng 
  • Không tràn dịch 
  • Gập gối đến 90 °

GIAI ĐOẠN II 

Thời gian: 

  • Bắt đầu sau khi đáp ứng các tiêu chuẩn của Giai đoạn I, thường là 5 tuần sau phẫu thuật

Hẹn khám/tập luyện

  • Hẹn khám với bác sĩ: 8-12 tuần sau phẫu thuật
  • Hẹn tập phục hồi chức năng là 1-2 lần mỗi tuần

Mục tiêu phục hồi

  • Kiểm soát đứng một chân
  • Dáng đi bình thường
  • Kiểm soát tốt và không đau với các vận động chức năng

 Các cẩn trọng

  • Ngừng đeo nẹp từ tuần thứ 4-6 khi bệnh nhân kiểm soát được chân và thăng bằng 
  • Không tập các bài tập cơ hamstring chuỗi mở hoặc các bài tập cho cơ hamstring riêng biệt
  • Không kéo dãn cơ hamstring
  • Không tập với xe đạp tập
  • Tuân theo các hướng dẫn về tầm vận động (ROM) – không ép quá duỗi gối

Các bài tập tầm vận động

  • Tuần thứ 5-6: duỗi thẳng gối đến gập gối 120°. Tăng gập gối dần, tránh ép gập gối quá mức.
  • Duỗi gối: đặt gối duỗi trên gối ngang cổ chân ở tư thế nằm ngửa, tránh nằm sấp thòng chân để tránh gây co cơ hamstring bảo vệ
  • Gập gối: sử dụng trọng lực hoặc hỗ trợ để giảm thiểu hoạt động của cơ hamstring, chẳng hạn như bài tập trượt tường khi nằm ngửa hoặc gập gối khi ngồi

Bài tập trị liệu được đề xuất

  • Tập mạnh cơ tứ đầu – các bài tập chuỗi đóng (squat) gập đầu gối đến 70° 
  • Các bài tập cảm thụ bản thể và thăng bằng không va chạm
  • Các bài tập về dáng đi
  • Các bài tập làm mạnh cơ hông và cơ cốt lõi (thân mình)
  • Kéo giãn cho những bệnh nhân có mất cân bằng cơ cụ thể

Các bài tập tim mạch

  • Tập quay vòng theo chuỗi (circuit training) cho chi trên hoặc tập tay với máy quay tay (UBE, upper body ergometer) 

Tiêu chuẩn chuyển qua giai đoạn tiếp theo

  • Dáng đi bình thường trên mọi bề mặt
  • Khả năng thực hiện các vận động chức năng trên nhiều mặt phẳng mà không giảm tải lên chân hoặc bị đau, đồng thời thể hiện khả năng kiểm soát tốt
  • Thăng bằng đứng một chân > 15 giây
  • Tầm vận động bình thường

GIAI ĐOẠN III

Thời gian:

  • Bắt đầu sau khi đáp ứng các tiêu chuẩn của Giai đoạn II, thường khoảng tuần 12-16

Hẹn khám/tập luyện

  • Hẹn với bác sĩ: 3 tháng sau phẫu thuật và 4 tháng sau phẫu thuật 
  • Hẹn tập phục hồi chức năng là 1-2 lần mỗi tuần

Mục tiêu phục hồi

  • Kiểm soát tốt và không đau với các vận động chức năng, bao gồm bước lên / xuống bục, squat và lunge (chân trước chân sau)
  • Kiểm soát tốt và không gây đau đớn với các bài tập linh hoạt nhẹ nhàng và các kỹ thuật kết hợp nhiều mặt phẳng với lực tác động thấp

Cẩn trọng

  • Không tập mạnh cơ hamstring chuỗi mở và các bài tập cơ hamstring riêng biệt

Bài tập trị liệu được đề xuất

  • Làm mạnh cơ tứ đầu – các bài tập chuỗi đóng (tăng tiến tới nhiều mặt phẳng) và chuỗi mở
  • Các bài tập thăng bằng không va chạm và cảm thụ bản thể
  • Các bài tập kiểm soát tác động bắt đầu từ nhảy 2 chân đến 2 chân, tăng tiến nhảy từ chân này sang chân khác và sau đó là nhảy 1 chân đến chân đó
  • Bài tập kiểm soát chuyển động bắt đầu với các hoạt động trên một mặt phẳng với vận tốc thấp, và tiến dần đến vận tốc cao hơn, các hoạt động trên nhiều mặt phẳng
  • Các bài tập làm mạnh cơ hông và cơ cốt lõi (thân mình)
  • Kéo giãn cho những bệnh nhân có mất cân bằng cơ cụ thể

Các bài tập tim mạch

  • Tập quay vòng theo chuỗi (circuit training) cho chi trên hoặc tập tay với máy quay tay (UBE, upper body ergometer) 

Tiêu chuẩn chuyển qua giai đoạn tiếp theo

  • Dáng đi bình thường trên mọi bề mặt
  • Khả năng thực hiện các vận động chức năng trên nhiều mặt phẳng mà không giảm tải lên chân hoặc bị đau, đồng thời thể hiện khả năng kiểm soát tốt
  • Khả năng hạ xuống khi nhảy ra trước, sang bên với khả năng kiểm soát và cân bằng tốt

GIAI ĐOẠN IV

Thời gian

  • Bắt đầu sau khi đáp ứng các tiêu chuẩn của Giai đoạn III, thường là khoảng 24 tuần

Hẹn khám/tập luyện

  • Hẹn bác sĩ: 6, 9 và 12 tháng sau khi phẫu thuật 
  • Hẹn tập phục hồi chức năng 1 lần mỗi 2-4 tuần

Các  mục tiêu phục hồi

  • Kiểm soát thần kinh cơ khi vận động tốt và không bị đau với các vận động thể thao / công việc cụ thể, bao gồm cả với lực tác động

Các cẩn trọng

  • Đau sau hoạt động không được quá 24 giờ 
  • Tránh sưng sau hoạt động

Các bài tập trị liệu đề nghị   

  • Các bài tập thăng bằng và cảm thụ bản thể phù hợp với môn thể thao / công việc
  • Tiến triển các bài tập kiểm soát tác động đến làm mạnh cơ phản ứng và nhún nhảy. Kết hợp chương trình tập chạy nếu thích hợp
  • Tiếp tục làm mạnh cơ cơ tứ đầu
  • Làm mạnh cơ hông và cơ cốt lõi
  • Kéo giãn với bệnh nhân mất cân bằng cơ cụ thể

Bài tập tim mạch

  • Tương tự nhu cầu năng lượng của môn thể thao / công việc cụ thể

Tiêu chuẩn trở lại công việc/thể thao

  • Kiểm soát thần kinh cơ khi vận động với các hoạt động đa mặt phẳng, không gây mất vững, đau hoặc sưng

Tham khảo thêm:

Protocol của Bệnh viện Massachusetts General Brigham Sports Medicine

Bạn không thể copy nội dung ở trang này