Chương trình tập luyện sau thay khớp gối toàn phần

Home / THƯ VIỆN TÀI LIỆU / CÁC CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN / Chương trình tập luyện sau thay khớp gối toàn phần

Tham khảo Chương trình tập luyện sau thay khớp gối toàn phần, Bệnh viện Brigham và Phụ nữ (Brigham and Women’s Hospital, Bệnh viện thực hành lớn thứ 2 của trường Y khoa Harvard).

Giai đoạn I: Giai đoạn Ngay sau Phẫu thuật (ngày 0-3) (có thể tuần 0-2)

  • Mục tiêu:
    • Thực hiện vận động tại giường và dịch chuyển với sự trợ giúp ít nhất,
    • Đi lại với DCTG (dụng cụ trợ giúp) được 25-100 feet (10-30m) và lên/xuống bậc cấp phù hợp,
    • Đạt được ROM gấp gối thụ động/chủ động ít nhất 80° và duỗi gối thấp hơn hoặc bằng-10°,
    • Thực hiện bài tập nâng thẳng chân (SLR) độc lập 
  • Cẩn trọng, dự phòng: 
    • Chịu trọng lượng ở mức dung nạp được (WBAT) với DCTG,
    • Theo dõi lành vết thương và các dấu hiệu của tắc tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi,
    • Không tập các bài tập có kháng trở, tránh các vận động xoắn vặn ngang mức khớp gối 
  • Các bài tập:
    • Các bài tập ROM chủ động/trợ giúp,
    • Gồng cơ tứ đầu, hamstrings, cơ mông đẳng trường,
    • Tập nâng thẳng chân (SLR),
    • Tập dịch chuyển và dáng đi,
    • Xoa bóp mô mềm
  • Tiêu chuẩn để chuyển sang giai đoạn II: 
    • Khả năng thực hiện SLR,
    • ROM chủ động (AROM) -10°-80°,
    • Độc lập trong dịch chuyển và đi lại ít nhất 100 feet (30m) với dụng cụ phù hợp,
    • Tình trạng viêm ở mức tối thiểu 

Giai đoạn II: Giai đoạn Vận động (Ngày 3 – Tuần 6)

  • Mục tiêu: 
    • Giảm viêm và sưng nề
    • Cải thiện AROM đến ít nhất 0-110°,
    • Giảm dần và ngưng sử dụng DCTG,
    • Trở lại các hoạt động chức năng,
    • Cải thiện sức mạnh, sức bền, và cảm thụ bản thể
  • Cẩn trọng, dự phòng: 
    • Theo dõi lành vết thương và các dấu hiệu của nhiễm trùng,
    • WBAT với DCTG phù hợp
  • Các bài tập:
    • Tuần 1-4: AA/A/PROM, đạp xe đạp tĩnh, SLR ở 4 mặt phẳng không kháng trở, tăng tiến các bài tập đẳng trường cơ tứ đầu/hamstrings/mông, di động khớp bánh chè và chày-đùi, tập trượt gót ở tư thế nằm, tập duỗi gối cung dài (LAQ), tập dáng đi để giảm dần DCTG.
    • Tuần 4-6: Tăng tiến các bài tập trên, bắt đầu tập bước lên bục phía trước và sang bên, lunges ra trước 1/4, sử dụng các bài tập ngồi sang đứng để tăng duỗi gối trong các nhiệm vụ chức năng
  • Tiêu chuẩn để chuyển sang giai đoạn III: 
    • AROM 0-110°,
    • Kiểm soát chủ ý cơ tứ đầu tốt

Giai đoạn III: Giai đoạn Trung gian (Tuần 7 – 12)

  • Mục tiêu: 
    • Cải thiện AROM đến ít nhất 0-115°,
    • Cơ lực tốt ở tất cả các cơ ở chi dưới,
    • Trở lại hầu hết các hoạt động chức năng,
    • Vận động bánh chè đùi tốt
  • Các bài tập: 
    • Tăng tiến các bài tập ở trên với kháng trở,
    • Bắt đầu chương trình tập sức bền và thăng bằng/cảm thụ bản thể,
    • Tăng tiến các bài tập chuỗi đóng/mở khi thích hợp
  • Tiêu chuẩn để chuyển sang giai đoạn IV: 
    • AROM không đau,
    • Cơ lực 4+/5 tất cả các cơ ở chi dưới,
    • Không hoặc ít đau và sưng

Giai đoạn IV: Làm mạnh cơ Tăng cường và Tập chức năng ở Mức cao hơn (Tuần 12 – 16)

  • Mục tiêu: 
    • Trở lại các hoạt động giải trí phù hợp,
    • Cải thiện sức mạnh/thăng bằng/cảm thụ bản thể/sức bền cần thiết cho các sinh hoạt hàng ngày
  • Các bài tập: 
    • Tăng tiến các bài tập ở trên,
    • Bắt đầu trở lại các hoạt động giải trí: tennis đôi, chương trình đi bộ hoặc đạp xe tăng tiến
  • Tiêu chuẩn để chuyển xuất viện: 
    • Độc lập, không có dáng đi chống đau,
    • AROM không đau,
    • Cơ lực chi dưới ít nhất 4+/5,
    • Thăng bằng/cảm thụ bản thể bình thường,
    • Độc lập lên xuống cầu thang bậc này lên bậc kia,
    • Độc lập trong chương trình tập luyện tại nhà (HEP)

Các từ viết tắt:

  • ROM: Range of motion
  • WBAT: Weight bearing at tolerance
  • SLR: Straight leg raising
  • HEP: Home exercise program

Bạn không thể copy nội dung ở trang này