I. ĐẠI CƯƠNG
- Dưỡng sinh là một phương pháp luyện tập của y học cổ truyền đ được trải nghiệm qua hàng trăm năm, nhằm giúp cho con người phục hồi, tăng cường sức khỏe phòng và chữa một số bệnh.
- Ở Việt Nam phương pháp dưỡng sinh đ có truyền thống từ lâu đời, được nhiều danh y nghiên cứu, phát triển như Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), Hoàng Đôn Hòa (thế kỷ XVI), Đào Công Chính (thế kỷ XVII), Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII), Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Văn Hưởng (thế kỷ XX)… đ góp phần làm cho phương pháp dưỡng sinh từ chỗ thiên về dưỡng sinh cá nhân trở thành một phương pháp y học dự phòng toàn diện.
- Dưỡng sinh có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Các phương pháp dưỡng sinh đều hướng tới việc giữ gìn và nâng cao nguyên khí giúp tăng cường thể chất và nâng cao tuổi thọ trên cơ sở giữ cân bằng âm dương trong cơ thể với môi trường và vũ trụ, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp luyện tập cả về ý (luyện ý chí, tinh thần), về khí (luyện thở) và về hình (luyện tập cơ bắp) nhờ vậy mà hạn chế được những hậu quả của giảm vận động, tăng lưu thông máu, tăng cung cấp ôxy cho tổ chức, phục hồi hoạt động của hệ xương, cơ, khớp, khôi phục hoạt động của các chức năng và khả năng thích nghi của cơ thể không chỉ có tác dụng hạn chế một số rối loạn hoặc chứng bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi, mà còn đem lại nguồn vui cho cuộc sống, thêm lạc quan yêu đời, tạo nên sự thoải mái cả về thể chất và tinh thần. Vì vậy, dưỡng sinh còn được xem như là một phương pháp trị bệnh không dùng thuốc.
II. CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh mắc các bệnh mạn tính:
- Bệnh lý tim mạch: suy tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim.
- Di chứng tai biến mạch máu não.
- Suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi kẽ, K phổi, giãn phế quản.
- Hội chứng dạ dày: viêm dạ dày, loét dạ dày – hành tá tràng, rối loạn tiêu hóa.
- Thấp khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp.
- Đau thần kinh tọa, gai cột sống, đau lưng.
- Cảm mạo liên miên.
- Mất ngủ…
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Hôn mê, rối loạn ý thức, rối loạn tâm thần nặng.
- Suy kiệt, bệnh truyền nhiễm cấp tính.
- Nhồi máu cơ tim cấp, đột qụy não cấp.
- Bong gân, sai khớp, viêm khớp giai đoạn cấp.
- Người bệnh không đồng ý tập luyện.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
2. Phương tiện
- Thảm/chiếu tập, ghế ngồi…
- Khăn bông lau mồ hôi.
- Nước uống.
3. Người bệnh
- Ở tư thế thoải mái (nằm, ngồi, đứng) trong khi tập.
- Giải thích để người bệnh hiểu, hợp tác trong quá trình tập.
4. Hồ sơ bệnh án
Ghi chép đầy đủ các thông tin về người bệnh, chỉ định điều trị rõ ràng.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Luyện thở và thư giãn
a. Thở sâu và thở bốn thì
- Thở sâu: hít vào từ từ, cho bụng và ngực phình lên sau đó thở đẩy khí ra từ từ, đều đặn mỗi phút khoảng 6 đến 8 lần. Thở sâu làm cho khí huyết lưu thông có tác dụng xoa bóp các cơ quan bên trong cơ thể.
- Sau khi thở sâu, bước sang giai đoạn thở bốn thì:
- Thì 1: hít vào đều, sâu, ngực nở, bụng phình, giữ khoảng một phần tư nhịp thở.
- Thì 2: giữ hơi để cho sự trao đổi oxy và khí cacbonic hoàn chỉnh.
- Thì 3: thở ra một cách tự nhiên, thoải mái không gượng ép, không kìm hãm.
- Thì 4: thả lỏng hoàn toàn tay chân,cơ thể để các cơ và dây thần kinh được thư giãn tối đa trước khi bước vào một nhịp thở mới.
b. Luyện thư giãn
- Nằm hoặc ngồi. Thả lỏng cơ thể một cách thoải mái,mắt nhắm lại,để các dây thần kinh không bị kích thích. Tinh thần thanh thản không suy nghĩ. Thả lỏng các cơ và toàn bộ cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi để loại bỏ ức chế và giảm stress.
- Tập trung ý chí thực hiện và luyện tập thở sâu đều đặn,nhịp nhàng làm cho các trung tâm thần kinh thở được kích thích nhờ đó kiểm soát được quá trình hưng phấn và ức chế một cách chủ động.
Bước 2: Xoa bóp bấm huyệt
- Xoa bóp là một kích thích vật lý,trực tiếp tác động đến da và các cơ quan cảm giác dưới da. Xoa bóp làm giãn tĩnh mạch và có ảnh hưởng tốt đến hệ tiêu hóa, hô hấp cũng như quá trình trao đổi chất.
- Động tác này bao gồm xoa bóp các giác quan,xoa bóp mặt và đầu,xoa mi mắt, hai vành tai, mũi, miệng, hai bên má. Sau đó xoa đến từng bộ phận cơ thể: cổ, ngực, lưng, hai cánh tay, bụng và đôi chân.
- Xoa bóp phải vừa sức,nhẹ nhàng và xoa trực tiếp để lòng bàn tay tiếp xúc đến da thịt. Tập trung vào các động tác xoa, làm đến đâu theo dõi đến đó, kết hợp hơi thở đều đặn.
- Trong quá trình xoa bóp kết hợp bấm vào các huyệt đạo trên cơ thể để tăng khả năng tiêu hóa, bài tiết, an thần, phòng cảm mạo.
Bước 3: Luyện tập chống xơ cứng
- Tư thế nằm, ngồi, đứng.
- Áp dụng các động tác luyện tập chống xơ cứng kết hợp với động tác yoga kiểu ngồi thiền (ngồi hoa sen), động tác vận động chân không: ưỡn lưng, ưỡn ngực, cúi gập người và xoay cổ tay cổ chân…
Những bài tập này có ảnh hưởng tốt về mặt tâm lý và sinh lý nhất là đối với người già.
Thời gian mỗi buổi tập từ 30-60 phút tùy theo tình trạng sức khỏe người bệnh.
VI. THEO DÕI
1. Trong khi tập
Theo dõi, uốn nắn việc thực hiện bài tập của người bệnh cho đúng.
Theo dõi tình trạng sức khỏe và phản ứng của người bệnh,nếu có diễn biến bất thường (mệt mỏi, ngất xỉu…) cho dừng tập và xử trí theo quy định.
2. Sau khi tập
Ghi chép diễn biến buổi tập và tình trạng của người bệnh. Dặn dò những điều cần thiết trước khi cho về.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Mệt mỏi,ngất xỉu do tập quá sức. Xử trí: ngừng tập,cho nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí và bổ sung nước, điện giải, sinh tố…
- Chấn thương: ngã , bong gân, sai khớp, gãy xương… Xử trí theo quy định.
Theo: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG (ĐỢT 2) (Ban hành kèm theo Quyết định số 5737/QĐ-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)