XEM THÊM: PHCN ONLINE - ĐO TẦM VẬN ĐỘNG KHỚP CHI TIẾT
I. ĐẠI CƯƠNG
- Định nghĩa: Đo tầm vận động khớp là kỹ thuật lượng giá tầm vận động của khớp.
- Đo tầm vận động khớp là một trong những phương pháp lượng giá quan trọng trong thực tiễn khám, lượng giá và đánh giá tiến triển bệnh, kết quả điều trị.
- Phương pháp đo và ghi dựa trên nguyên tắc của phương pháp Zero (0) của Can và Robert, có nghĩa là ở vị trí giải phẫu, mọi khớp được quy định là 0o.
II. CHỈ ĐỊNH
- Thương tật về hệ thống vận động.
- Những tổn thương thần kinh.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, Bác sỹ phục hồi chức năng.
2. Phương tiện:
thước đo góc 180o hay 360o.
3. Người bệnh:
giải thích cho người bệnh hiểu quy trình kỹ thuật để hợp tác trong quá trình đo tầm vận động.
4. Hồ sơ bệnh án
- Cần ghi rõ vận động khớp là:
- Chủ động.
- Thụ động.
- Có hay không kèm theo cưỡng bức một phần hay toàn bộ.
- Khi cử động có đau không.
- Có tình trạng kháng lại cử động có ý thức không.
- Người bệnh có khả năng hợp tác với bác sỹ không.
- Cần lập bảng số đo trung bình hay bình thường của tầm vận động.
- Cần ghi rõ tầm vận động chính xác đo được.
- Tầm vận động chi đo được so sánh với bên đối diện. Sự khác biệt được diễn tả bằng độ hay tỷ lệ phần trăm bị giảm tầm vận động so với chi bên đối diện. Nếu không có chi bên đối diện thì so với tầm vận động trung bình của một người khác cùng tuổi, cùng thể tạng.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Đặt chi, khớp cần đo ở vị trí Zero.
2. Xác định đặc tính của khớp thuộc loại khớp nào.
3. Xác định 3 điểm mốc cố định để đặt thước cho chính xác.
4. Tiến hành đo.
5. Ghi kết quả vào bệnh án: sự giới hạn tầm vận động được ghi từ vị trí khởi đầu đến cuối tầm. Ví dụ: gấp khuỷu từ 30o – 90o được ghi 30o – 90o
VI. THEO DÕI
- Tình trạng chung của người bệnh.
- Tình trạng tại khớp đang đo
Theo "Hướng dẫn quy trình kỹ thuật về Phục hồi chức năng " (Đợt 1) Ban hành kèm theo Quyết định số 54 QĐ -BYT ngày 16/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế