Bảng Kiểm Đau Rút gọn (BPI)

Home / CÁC THANG ĐO / Các Thang điểm Đau / Bảng Kiểm Đau Rút gọn (BPI)

Giới thiệu

Tên tiếng Anh:

Brief Pain Inventory (BPI)

Tác giả:

Tiến sĩ Charles S. Cleeland, năm xuất bản: 1991.

Mục đích

Bản kiểm đau rút gọn – Dạng ngắn (BPI-sf) là một bảng câu hỏi tự đánh giá gồm 9 mục được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau (Pain Intensity) và tác động của cơn đau này đối với hoạt động hàng ngày của bệnh nhân (Giao thoa đau: Pain Interference. Bệnh nhân được yêu cầu đánh giá cường độ đau tệ nhất, ít nhất, trung bình và hiện tại, liệt kê các phương pháp điều trị hiện tại và hiệu quả nhận thấy của chúng, đồng thời đánh giá mức độ cơn đau cản trở hoạt động chung, tâm trạng, khả năng đi lại, công việc bình thường, quan hệ với người khác, ngủ và tận hưởng cuộc sống theo thang điểm 10.
Bảng kiểm đau rút gọn lượng giá cả các khía cạnh cảm giác, cảm xúc và chức năng của trải nghiệm đau. Do đó, công cụ này phản ứng nhanh với những thay đổi về cơn đau liên quan đến các can thiệp về thuốc, thể chất và tâm lý.

Đối tượng

Ban đầu được dự định sử dụng trong các nghiên cứu dịch tễ học và thử nghiệm lâm sàng liên quan đến bệnh nhân bị đau liên quan đến ung thư, BPI hiện được sử dụng rộng rãi trong một loạt các tình trạng đau  mạn tính liên quan đến ung thư và cả không liên quan đến ung thư, bao gồm đau thắt lưng, thoái hoá khớp, đau thần kinh như đau chi ma. Công cụ này cũng đã được sử dụng để đánh giá các cá nhân bị đau cấp tính, chẳng hạn như sau phẫu thuật.

Thời gian lượng giá:

từ 5 đến 10 phút.


Hãy sử dụng PHIẾU LƯỢNG GIÁ sau để đánh giá bệnh nhân của bạn và IN PHIẾU khi hoàn thành lượng giá.



Tính điểm:

  • Điểm Cường độ Đau: Điểm trung bình của 4 câu hỏi cường độ đau (Câu 3 – 6 trong phiếu)
  • Điểm Giao thoa Đau: Điểm trung bình của 7 câu hỏi Giao thoa đau (Câu 9)

References

  • Cleeland CS. Measurement of pain by subjective report. In: Chapman CR, Loeser JD, editors. Issues in Pain Measurement. New York: Raven Press; pp. 391-403, 1989 Advances in Pain Research and Therapy; Vol. 12.
  • Cleeland CS. Assessment of pain in cancer: measurement issues. In: Foley KM, Bonica JJ, Ventafridda V, editors. Proceedings of the Second International Congress on Cancer Pain. New York: Raven Press; pp. 47-55, 1990 Advances in Pain Research and Therapy; Vol. 16.
  • Cleeland CS. Pain assessment in cancer. In: Osoba D, editor. Effect of Cancer on Quality of Life. Boca Raton: CRC Press, Inc.; pp. 293-305, 1991.
  • Cleeland CS, Ryan KM. Pain assessment: global use of the Brief Pain Inventory. Ann Acad Med Singapore 1994;23(2):129-138.

Bạn cũng có thể xem hoặc tải về bảng kiểm đau rút gọn Việt hoá sau.

Bạn không thể copy nội dung ở trang này