Thang đo Kết quả Glasgow (Glasgow Outcome Scale)

Home / CÁC THANG ĐO / Các Thang đo Bệnh lý / Thang đo Kết quả Glasgow (Glasgow Outcome Scale)

Thang đo kết quả Glasgow

Thang đo kết quả Glasgow (Glasgow Outcome Scale, GOS) được Jennett và Bond công bố năm 1975 như một đánh giá về kết quả chung sau chấn thương sọ não nghiêm trọng. Vào thời điểm GOS được phát triển, ngày càng có nhiều tài liệu chứng minh rằng chấn thương sọ não (TBI) dẫn đến hậu quả kéo dài về thể chất và tinh thần. GOS được thiết kế để nắm bắt mức độ ảnh hưởng của chấn thương đến hoạt động trong các lĩnh vực chính của cuộc sống. Thang đo ban đầu chia làm 5 loại kết quả có thể xảy ra.

  • Chết: Do kết quả trực tiếp của chấn thương não, hoặc … do các biến chứng thứ phát hoặc các biến chứng khác.
  • Tình trạng thực vật kéo dài: Đáp ứng tối thiểu, không nói được 
  • Khuyết tật nặng (severe disability): Có ý thức nhưng bị khuyết tật, phụ thuộc vào người khác hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày
  • Khuyết tật vừa (moderate disability): Bị khuyết tật nhưng độc lập; có thể làm việc trong môi trường được bảo vệ
  • Phục hồi tốt (good recovery): Trở lại cuộc sống bình thường mặc dù có một số khiếm khuyết nhẹ.

Thang đo Kết quả Glasgow Mở rộng

Thang đo Kết quả Glasgow Mở rộng (Glasgow Outcome Scale Extended, GOSE) là phiên bản mở rộng của thang đo GOS giúp đánh giá tình trạng khuyết tật và phục hồi toàn diện sau chấn thương sọ não. Thang đo này chia kết quả thành 8 loại:

  1. Chết (Death)
  2. Tình trạng thực vật (Vegetative state)
  3. Khuyết tật nặng mức thấp ( Lower severe disability)
  4. Khuyết tật nặng mức cao (Upper severe disability)
  5. Khuyết tật vừa mức thấp (Lower moderate disability)
  6. Khuyết tật vừa mức cao: Một số khuyết tật nhưng có thể trở lại một số dạng làm việc nhất định
  7. Phục hồi tốt mức thấp (Lower good recovery) – khiếm khuyết thể chất hoặc tâm thần nhẹ
  8. Phục hồi tốt mức cao (Upper good recovery)  – phục hồi hoàn toàn
Thang đo GOS 5 điểmThang đo GOSE 8 điểmLĩnh vựcTiêu chuẩn
Chết 1. Chết 
Tình trạng thực vật2. Tình trạng thực vậtÝ thức
Khuyết tật nặng (SD)
(Tỉnh nhưng phụ thuộc)
3.Khuyết tật nặng mức thấpChức năng ở nhàKhông thể tự chăm sóc trong 8 giờ
4.Khuyết tật nặng mức caoChức năng ở nhà
Chức năng ngoài nhà
Không thể tự chăm sóc trong 24 giờ HOẶC
Không thể mua sắm HOẶC
Không thể đi quanh, với phương tiện giao thông  
Khuyết tật vừa (MD)
Độc lập nhưng có những hạn chế trong một hoặc nhiều các hoạt động
5. Khuyết tật vừa mức thấpCông việc/Học tập
Các hoạt động giải trí và xã hội
Không thể làm việc/Học tập HOẶC
Không thể tham gia HOẶC
Luôn gặp vấn đề
6. Khuyết tật vừa mức caoCông việc
Các hoạt động giải trí và xã hội
Gia đình và Bạn bè
Giảm khả năng làm việc HOẶC
Tham gia ít hơn HOẶC
Thường xuyên gặp vấn đề
Phục hồi tốt (GR)
Trở lại cuộc sống bình thường
7. Phục hồi tốt mức thấp Các hoạt động giải trí và xã hội
Gia đình và Bạn bè
Các triệu chứng
Tham gia hơi ít hơn HOẶC
Thỉnh thoảng gặp vấn đề HOẶC
Một số triệu chứng ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày
8. Phục hồi tốt mức caoKhông có vấn đề
GOS: Glasgow Outcome Scale. GOSE: Glasgow Outcome Scale-Extended. Translated by Minh Dat Rehab

Lưu đồ

Các bước sử dụng cuộc phỏng vấn GOSE như sau:

  • Cuộc phỏng vấn bắt đầu bằng phần giới thiệu, chẳng hạn như: “Tôi muốn hỏi ông/bà một số câu hỏi về cuộc sống hàng ngày của ông/bà kể từ khi bị chấn thương và bất kỳ vấn đề nào mà ông/bà gặp phải”.
  • Câu hỏi 1 (Tuân theo các mệnh lệnh): Câu hỏi thường chỉ phù hợp với những người khuyết tật rất nặng. Người đánh giá sẽ bỏ qua phần này nếu thấy rõ người đó có khả năng giao tiếp.
    • Câu hỏi 1: Người bị chấn thương đầu có thể tuân theo những mệnh lệnh đơn giản hoặc nói được từ nào hay không?
  • Câu hỏi 2 (Trợ giúp tại nhà): Liên quan đến sự độc lập trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày tại nhà. Nếu người đó thực sự cần giúp đỡ, sẽ có thêm câu hỏi về loại trợ giúp họ cần và tần suất họ cần. Nếu người đó không cần trợ giúp thì giả định rằng câu trả lời cho câu 2c liên quan đến trợ giúp trước khi bị chấn thương cũng là “Không” và cuộc phỏng vấn sẽ chuyển sang Câu hỏi 3.
    • Q2a. Sự giúp đỡ của người khác ở nhà có cần thiết hàng ngày cho một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày không?
    • Q2b. Họ có cần sự giúp đỡ thường xuyên hoặc ai đó ở nhà hầu hết thời gian không?
    • Q2c. Sự hỗ trợ tại nhà có cần thiết trước khi bị chấn thương không?
  • Câu hỏi 3 và 4 (Mua sắm và Du lịch): Tập trung vào hai hoạt động chính bên ngoài gia đình đặc trưng cho cuộc sống độc lập trong xã hội.
    • Q3a. Họ có thể mua sắm mà không cần sự trợ giúp hay không?
    • Q3b. Họ có thể mua sắm mà không cần sự trợ giúp trước khi bị chấn thương hay không?
    • Q4a. Họ có thể đi lại ở địa phương mà không cần sự trợ giúp không?
    • Câu hỏi này đề cập đến việc bệnh nhân có thể tự mình đi lại tại địa phương bằng phương tiện giao thông này hay phương tiện khác chứ không chỉ bằng cách đi bộ hay không.
    • Q4b. Họ có thể đi lại mà không cần sự trợ giúp trước khi bị chấn thương không?
  • Câu hỏi 5 (Công việc): Liên quan đến khả năng trở lại làm việc và các vai trò tương tự của một cá nhân (ví dụ: đối với sinh viên là trở lại các mục tiêu học tập của họ). Nếu người đó không tham gia làm việc trước khi bị chấn thương, điều này sẽ được ghi lại và các câu hỏi khác về công việc có thể được bỏ qua.
    • Q5a. Hiện tại họ có thể làm việc với năng lực như trước đây hay không?
    • Q5b. Họ bị hạn chế như thế nào?
    • Q5c. Họ đang làm việc hay là đang tìm việc làm trước khi bị chấn thương (trả lời “có”) hay họ không làm việc gì cả (trả lời “không”)?
  • Câu hỏi 6 (Hoạt động xã hội và giải trí): Liên quan đến cách một cá nhân sử dụng thời gian rảnh rỗi. Rất hiếm khi một người nào đó không tham gia vào hoạt động này trước khi bị chấn thương, nhưng có thể cần phải đặt câu hỏi để xác định những hoạt động này là gì.
    • Q6a. Họ có thể trở lại các hoạt động xã hội và giải trí bình thường bên ngoài nhà hay không?
    • Q6b. Mức độ hạn chế đối với các hoạt động xã hội và giải trí của họ là gì?
    • Q6c. Họ có tham gia các hoạt động xã hội và giải trí đều đặn bình thường bên ngoài nhà trước khi bị chấn thương không?
  • Câu 7 (Gia đình và tình bạn): Liên quan đến những vấn đề nảy sinh trong các mối quan hệ thân mật. Ở đây có một số gợi ý giúp làm rõ xem người đó có trải qua những thay đổi về tâm thần/hành vi ảnh hưởng đến các mối quan hệ hay không.
    • Q7a. Có vấn đề tâm lý nào dẫn đến sự bất ổn diễn ra trong gia đình hoặc tình bạn hay không?
    • Q7b. Mức độ bất ổn hoặc căng thẳng là gì?
    • Q7c. Có vấn đề tương tự với gia đình hoặc bạn bè trước khi bị chấn thương hay không?
  • Câu 8 (Trở lại cuộc sống bình thường): Bao gồm các triệu chứng cản trở cuộc sống hàng ngày. Người đánh giá cố gắng đảm bảo rằng các triệu chứng là kết quả của chấn thương và chúng cũng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
    • Q8a. Có bất kỳ vấn đề hiện tại nào khác liên quan đến chấn thương ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày không?
    • Q8b. Những vấn đề tương tự có xuất hiện trước khi bị chấn thương không?

THAM KHẢO

  • Jennett B, Bond M: Assessment of outcome after severe brain damage. Lancet 1:480–484, 1975.
  • Teasdale GM, Pettigrew LE, Wilson JT, Murray G, Jennett B. Analyzing outcome of treatment of severe head injury: A review and update on advancing the use of the Glasgow Outcome Scale. Journal of Neurotrauma 1998;15:587-597.
  • Wilson JTL, Pettigrew LEL, Teasdale GM. Structured interviews for the Glasgow Outcome Scale and the Extended Glasgow Outcome Scale: Guidelines for Their Use. J Neurotrauma 15(8): 573-85. 1997.
  • Wilson JT, Slieker FJ, Legrand V, Murray G, Stocchetti N, Maas AI. Observer variation in the assessment of outcome in traumatic brain injury: experience from a multicenter, international randomized clinical trial. Neurosurgery. Jul;61(1):123-8; discussion 128-9. 2007 .

Bạn không thể copy nội dung ở trang này