Mục đích
mRS là một thang đánh giá kết quả tổng quát cho bệnh nhân sau đột quỵ. Nó được sử dụng để phân loại mức độ độc lập chức năng so với các hoạt động trước đột quỵ chứ không phải là hiệu suất quan sát được của một nhiệm vụ cụ thể.
Các phiên bản
- Thang đo Rankin ban đầu được phát triển bởi Tiến sĩ John Rankin ở Glasgow, Scotland vào năm 1957 và được sử dụng để đánh giá tình trạng khuyết tật ở những bệnh nhân bị đột quỵ (Rankin, 1957) trên 60 tuổi tại thời điểm xuất viện hoặc chuyển viện.
- Thang điểm Rankin đã sửa đổi (mRS) được xuất bản năm 1988 và bao gồm 6 loại (độ từ 0 đến 5) thay vì 5 đối với RS; và một mục bổ sung, mức “6” có nghĩa là tử vong, thường được sử dụng cho các mục đích nghiên cứu. Thang đo mRS, mức 1 của RS nguyên bản (“không bị khuyết tật đáng kể”) được thay bởi hai mức: 0 (bệnh nhân không có triệu chứng) và 1 (bệnh nhân không bị khuyết tật đáng kể dù có triệu chứng) để phân biệt rõ hơn đột quỵ nhẹ. Thang đo mRS hiện được sử dụng phổ biến hơn.
Các đặc điểm của thang đo
Hạng mục:
MRS là thang đo chỉ một hạng mục.
MRS đánh giá tình trạng khuyết tật tổng quát (đặc biệt là khuyết tật về thể chất) và nhu cầu trợ giúp. Là thước đo khuyết tật tổng thể, các mức của mRS bao gồm các sinh hoạt hàng ngày cơ bản (BADL), như đi bộ, mặc quần áo và sinh hoạt hàng ngày quan trọng (IADL; ví dụ: chuẩn bị bữa ăn, mua sắm, quản lý tiền bạc, nhấn mạnh vào chức năng vận động bị tổn thương.
Bản chất tổng thể của mRS cho phép người lượng giá xem xét các thuộc tính phi vật chất cần thiết cho sự tự duy trì và sự thoải mái của một cá nhân, chẳng hạn như nhận thức và ngôn ngữ, hoạt động xã hội, và rối loạn tâm trạng sau đột quỵ, đặc biệt là trầm cảm, có thể góp phần gây ra khuyết tật. Đặc điểm này làm cho mRS khác với các thang đo chuyên biệt về sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như Chỉ số Barthel (BI).
Cách đánh giá
Phương pháp xác định mức điểm mRS thông thường là một quy trình phỏng vấn có hướng dẫn. Việc đánh giá được thực hiện bằng cách hỏi bệnh nhân về các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của họ, bao gồm cả các hoạt động ngoài nhà. Cần thu thập thông tin về các khiếm khuyết thần kinh của bệnh nhân khi thăm khám, bao gồm thất ngôn và các khiếm khuyết về trí tuệ. Kết hợp các khía cạnh về hoạt động thể chất, tinh thần và lời nói của bệnh nhân để từ đó lựa chọn một mức mRS duy nhất.
Thời gian:
5-15 phút
Đào tạo:
Không cần đào tạo chính thức để đánh giá mRS.
Tầm Quan Trọng và Ứng Dụng:
- Tiêu chí đánh giá chính trong nghiên cứu: mRS là tiêu chí đánh giá kết cục chức năng (functional outcome) phổ biến nhất trong các thử nghiệm lâm sàng về điều trị đột quỵ cấp và phục hồi chức năng. Một kết quả điều trị tốt thường được định nghĩa là đạt mRS 0-1 hoặc 0-2 sau 3 tháng.
- Theo dõi tiến triển lâm sàng: Giúp theo dõi sự hồi phục lâu dài của bệnh nhân trong thực hành lâm sàng.
- Tiên lượng: Mức điểm mRS có thể giúp tiên lượng khả năng sống độc lập và nhu cầu chăm sóc dài hạn.
- Giao tiếp: Cung cấp một ngôn ngữ chung, đơn giản để mô tả tình trạng chức năng tổng thể của bệnh nhân giữa các nhân viên y tế.
Hãy sử dụng PHIẾU LƯỢNG GIÁ sau để đánh giá bệnh nhân của bạn và IN PHIẾU khi hoàn thành lượng giá.
References
- Rankin J. “Cerebral vascular accidents in patients over the age of 60.” Scott Med J 1957;2:200-15
- Bonita R, Beaglehole R. “Modification of Rankin Scale: Recovery of motor function after stroke.” Stroke 1988 Dec;19(12):1497-1500
- Van Swieten JC, Koudstaal PJ, Visser MC, Schouten HJ, van Gijn J. “Inter observer agreement for the assessment of handicap in stroke patients.” Stroke 1988;19(5):604-7