Thang đo Rối Loạn Lo Âu GAD-7

Giới thiệu

  • Thang đo GAD -7 là thang đánh giá lo âu của Spitzer và cộng sự đưa ra vào năm 1999. GAD -7 dựa trên các tiêu chí chẩn đoán được mô tả trong DSM-IV.
  • Nó bao gồm bảy câu hỏi và được tính toán bằng cách gán điểm số từ 0, 1, 2, và 3: yêu cầu người làm trả lời về mức độ thường xuyên gặp phải vấn đề trong hai tuần vừa qua và chọn một trong bốn mức độ khác nhau. Trong đó: Không ngày nào là 0 điểm; Vài ngày là 1 điểm; Hơn một nửa số ngày là 2 điểm; Gần như mọi ngày là 3 điểm.
  • GAD-7 rất hữu ích trong các cơ sở chăm sóc ban đầu và sức khỏe tâm thần như một công cụ sàng lọc và đo lường mức độ nghiêm trọng của triệu chứng đối với bốn chứng rối loạn lo âu phổ biến nhất (Rối loạn lo âu tổng quát (lan toả), Rối loạn hoảng sợ, Ám ảnh sợ xã hội và Rối loạn căng thẳng sau chấn thương). Điểm GAD-7 cao hơn tương quan với tình trạng suy giảm chức năng và khuyết tật. (Spitzer RL 2006) (Ruiz MA 2011)
  • Độ nhạy 70-90% và độ đặc hiệu 80-90%.
  • Mục cuối cùng: “Những vấn đề này đã khiến bạn gặp khó khăn như thế nào trong công việc, thực hiện mọi việc ở nhà hoặc hòa hợp với người khác?”; mặc dù không được sử dụng trong tính toán, là một chỉ số tốt về tình trạng khuyết tật chung của bệnh nhân và có thể được sử dụng để theo dõi đáp ứng điều trị.

Hãy sử dụng PHIẾU LƯỢNG GIÁ sau để đánh giá bệnh nhân của bạn và IN PHIẾU khi hoàn thành lượng giá.




Source:

Bạn không thể copy nội dung ở trang này