Phục Hồi Chức Năng Tổn Thương Thần Kinh Mác

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Dây thần kinh Mác chung còn được gọi là dây thần kinh Hông Khoeo ngoài là một trong hai nhánh của dây thần kinh Hông, có kích thước bằng một nửa dây thần kinh chày. Dây thần kinh Mác tách ra từ thần kinh Hông ở mặt trên của trám khoeo rồi chạy ra bên quanh đầu trên xương mác sau đó chia thành thần kinh mác sâu và thần kinh mác nông.
  • Dây thần kinh mác chia các nhánh tới khớp gối và chi phối vận động cho cơ duỗi bàn chân, phân bố cảm giác da ở mặt ngoài cẳng chân, gót và cổ chân.
  • Khi tổn thương dây thần kinh mác dẫn đến liệt nhóm cơ nghiêng ngoài bàn chân, gập bàn chân về phía mu, mất cảm giác bờ ngoài cẳng chân và mặt mu chân.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Các công việc của chẩn đoán

1.1. Hỏi bệnh

  • Bệnh nhân có đau và rối loạn cảm giác vùng cẳng, bàn chân không,
  • Bệnh nhân có đi lại dễ dàng không.

1.2. Khám và lượng giá chức năng

  • Đau mặt ngoài cẳng chân và mặt mu của bàn chân
  • Đồng thời bệnh nhân đau vùng thắt lưng hoặc sau bên của đùi cho phép nghĩ đến tổn thương rễ L5.
  • Đau thường kèm theo rối loạn cảm giác
  • Khám thấy bàn chân rủ

1.3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng

  • Chụp XQuang khớp gối và mắt cá tìm tổn thương gãy xương hoặc viêm đa khớp dạng thấp
  • Chụp cộng hưởng từ vùng cột sống thắt lưng xác định tổn thương rễ L5
  • Chẩn đoán điện cơ xác định tổn thương thần kinh mác

2. Chẩn đoán xác định

  •  Không gấp được bàn chân về phía mu chân. 
  • Không xoay được bàn chân ra ngoài
  •  Không duỗi được các ngón chân.
  • Khi đi bàn chân thõng xuống (bàn chân ngựa), khi đi lại người bệnh phải nhấc cao bàn chân để các ngón chân không vấp phải chỗ đất gồ ghề.
  • Teo cơ vùng trước cẳng chân
  • Giảm hoặc mất cảm giác đau mặt ngoài cẳng chân và bàn chân.
  • Chụp XQuang khớp gối và mắt cá tìm tổn thương gãy xương hoặc viêm đa khớp dạng thấp
  • Chụp cộng hưởng từ vùng cột sống thắt lưng xác định tổn thương rễ L5 
  • Chẩn đoán điện cơ xác định tổn thương thần kinh mác

3. Chẩn đoán nguyên nhân

  •  Do vết thương hoả khí, vật sắc nhọn đâm phải 
  • Gẫy và sai khớp gối
  • Gẫy chỏm xương mác
  • Tai biến do bó bột
  • Phẫu thuật đóng cứng khớp gối.

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ 

1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị

  • Giảm đau
  • Duy trì tầm vận động khớp
  • Đề phòng co rút, biến dạng khớp

2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng 

  • Nhiệt trị liệu, điện trị liệu, thủy trị liệu, xoa bóp trị liệu 
  • Tập vận động
  • Nẹp nẹp cổ bàn chân

3. Các điều trị khác

  • Thuốc giảm đau chống viêm
  • Thuốc giảm đau chống viêm nonsteroid

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

  • Bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng đau
  • Hẹn tái khám khi bệnh nhân đau lại hoặc đau tăng lên

Theo “Hướng Dẫn Chẩn Đoán, Điều Trị Chuyên Ngành Phục Hồi Chức Năng”, BYT, 2014.

Bạn không thể copy nội dung ở trang này