Phục Hồi Chức Năng Bệnh Phong

I. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh phong còn được gọi dưới các tên như phung, cùi, hủi, bệnh Hansen nay thống nhất gọi là bệnh phong.

Bệnh phong là bệnh do vi khuẩn Mucobacterium Leprae (còn gọi là trực khuẩn Hansen) đột nhập vào cơ thể qua da và niêm mạc mũi, họng, phát triển và gây bệnh.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Các công việc của chẩn đoán

1.1. Hỏi bệnh: 

Người mắc bệnh phong có thể được phát hiện qua các câu hỏi:

  • Hỏi chủ hộ xem trong gia đình có ai mất hoặc giảm cảm giác ở chân hoặc tay hay không. Nếu có thì cần kiểm tra như hướng dẫn sau đây:

1.2. Khám lâm sàng và lượng giá chức năng: 

Cách kiểm tra: Dùng một mẩu rơm. giấy hoặc vải, lá cây hoặc bút chì để kiểm tra. Dùng những vật này chạm vào một chỗ ở tay hoặc chân của người đó và bảo họ chỉ đúng chỗ. Nếu họ chỉ không đúng trong ba lần thì người đó bị mất cảm giác.

1.3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng:

  •  Tìm trực khuẩn phong ở dịch mũi, ở da: Bệnh phẩm là dịch tiết hoặc một phần tổ chức sinh thiết tại các thương tổn da hoặc thương tổn thần kinh. Nhuộm theo phương pháp Ziehl-Neelsen thấy trực khuẩn bắt màu đỏ đứng thành bó, thành cụm hoặc rải rác.
  •  Sinh thiết: Trong trường hợp khó chẩn đoán có thể sinh thiết thương tổn để xác định hình ảnh giải phẫu bệnh lý đặc hiệu.

2. Chẩn đoán xác định: Triệu chứng sớm của bệnh phong

  • Rối loạn cảm giác: tê bì, cảm giác kiến bò, mất cảm giác (kim châm, cấu véo không đau, hút thuốc lá cháy bỏng không biết).
  • Thay đổi màu sắc da (giát trắng, giát hồng) và mất cảm giác trên vùng da đó. Thường xảy ra ở vùng da hở.
  • Phát hiện bệnh: Có ít nhất một trong ba dấu hiệu sau: 
    • Mất hoặc giảm cảm giác ở dát da.
    • Dây thần kinh dầy và to.
    • Tìm thấy trực khuẩn Hansen trong mảng da.

3. Chẩn đoán phân biệt

  •  Phong u tổn thương là ban đỏ mảng cộp thường ở mặt mũi, trán tai có thể nhầm với dị ứng thuốc, chẩn đoán cần nghĩ đến bệnh phong thử cảm giác đau và làm xét nghiệm tìm trực khuẩn Hansen.
  •  Phong củ cần chẩn đoán phân biệt với bệnh nấm hắc lào vì cùng có đám mảng đỏ, có bờ viền, giới hạn rõ nhưng trong bệnh phong củ đám mảng đỏ ở bờ là củ sẩn nhỏ, mất cảm giác đau và xét nghiệm tìm trực khuẩn Hansen dương tính, còn trong nấm hắc lào đám mảng đỏ hình đa cung, bờ viền rõ, bờ có mụn nước, ngứa. xét nghiệm nấm (+) tính.

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị

  • Điều trị thuốc đầy đủ và đúng phác đồ.
  • Phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các tổn thương trên da. 
  • Phòng ngừa biến dạng chi.
  • Sử dụng các dụng cụ bảo vệ các chi khỏi chấn thương và nhiễm trùng.

2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng 

2.1. Các biện pháp PHCN cho người mất cảm giác

2.2. Các biện pháp ngăn ngừa co quắp và teo chân, tay 

  • Các bài tập tay:
    • Gập cổ tay về phía lòng và phía mu bàn tay.
    • Nghiêng cổ tay sang trụ và quay.
    • Úp hai lòng bàn tay với nhau và tập nghiêng sang hai bên. Gấp duỗi khớp bàn đốt ngón tay.
    • Xoè tay, gấp, nắm bàn tay.
    • Tập đối ngón cái với các ngón khác.
  • Các bài tập chân:
    • Tập khớp cổ chân, ngón chân.
    • Tập kéo dãn gân Asin.
    • Sử dụng một số dụng cụ trợ giúp:

2.3. Đi dày, dép

2.4. Dùng đai nâng bàn chân nếu bàn chân thuổng.

2.5. Các dụng cụ bọc lót vải, cao su để tránh nóng. 

2.6. Các loại máng nẹp bảo vệ và ngăn ngừa co rút. 

3. Các điều trị khác

3.1. Điều trị thuốc

  • * Phác đồ điều trị áp dụng cho thể ít vi trùng:
    • Rifamicin 600mg uống tháng/lần có kiểm soát.
    • DDS 100mg tự uống hàng ngày.
  • * Phác đồ điều trị cho thể nhiều vi trùng:
    • Fifamicin 600mg uống tháng/lần có kiểm soát
    • Lamprene 300mg uống tháng/lần có kiểm soát. Sau đó 50mg uống hàng ngày
    • DDS 100mg tự uống hàng ngày (thời gian 24 tháng)
    • Nên kèm theo viên sắt vì có thể gây thiếu máu nhược sắc.
    • Ngoài ra có thể cho thêm các thuốc chống viêm, giảm đau.
  • * Chủ trương của TCYTTG là đa hoá trị liệu cho các thể phong có nhiều vi khuẩn.
  • * Thời gian điều trị trong 1-2 năm hoặc lâu hơn phụ thuộc vào thể phong. Không được dừng thuốc đột ngột.
  • * Bệnh phong là bệnh có khả năng lây nhiễm thấp (chỉ khoảng 3%) do vậy xu hướng là điều trị tại cộng đồng.

3.2. Đề phòng thương tật do mất cảm giác

  • * Bốn KHÔNG:
    • Không đưa tay, chân gần bếp lửa, nước sôi, nước nóng.
    • Không đi chân đất.
    • Không để da khô, nứt nẻ.
    • Không coi thường tổn thương nhẹ.
  • * Năm NÊN:
    • Nên ngâm chân, tay bằng nước xà phòng rửa sạch.
    • Nên xoa dầu thực vật ngày 1-2 lần lên chỗ da khô.
    • Nên sử dụng các đồ vật có tay cầm được bọc lót cách nhiệt để đề phòng bỏng.
    • Nên mang dầy dép an toàn.
    • Nên tự chăm sóc bàn tay, bàn chân.

2.3. Đề phòng tổn thương mắt

  • Đeo kính râm để tránh bụi, tránh nắng.
  • Tập nhắm mắt hàng ngày.
  • Tập đảo nhãn cầu.
  • Giữ gìn mắt sạch sẽ, rửa mặt bằng khăn và chậu sạch.

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

  • Huấn luyện cho NKT cách theo dõi, kiểm tra bất thường của da để phát hiện sớm những vị trí có khả năng loét, chú trọng gan bàn chân.
  • Thường xuyên đến Trạm y tế để kiểm tra hiệu quả điều trị.
  • Cần đến khám và XN tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện,ít nhất là từ tuyến huyện trở lên.

Theo “Hướng Dẫn Chẩn Đoán, Điều Trị Chuyên Ngành Phục Hồi Chức Năng”, BYT, 2014.

Bạn không thể copy nội dung ở trang này