Giai đoạn I: Từ 0-4 tuần sau phẫu thuật: Tầm vận động thụ động
Mục tiêu:
- Bảo vệ phần sụn sửa chữa
- Kiểm soát đau và sưng nề
- Bắt đầu Phục hồi tầm vận động
Chú ý: Đeo nẹp bảo vệ khớp vai trong vòng 04 tuần, đeo liên tục cả ngày và đêm.
Cẩn trọng:
- Không với tay chủ động ra sau lưng
- Không với tay chủ động lên đầu
- Không đưa tay chủ động sau đầu
- Không nâng vật
Các bài tập đề nghị
- Bài tập quả lắc
- Đứng vận động bả vai (không kháng trở)
- Nằm ngửa hoặc đứng, xoay ngoài vai thụ động
- Nằm ngửa, ngồi hoặc đứng: Nâng (gấp vai).
- Xoay trong thụ động
- Co cơ xoay ngoài và xoay trong đẳng trường nhẹ
- Bóp bóng
Giới hạn Tầm vận động:
- Gấp: tới mức chịu được; Xoay: 0-2 tuần: xoay ngoài đến 15 độ, xoay trong đến 45 độ trong mặt phẳng bả vai
- 2-4 tuần: xoay ngoài đến 30 độ, xoay trong đến 60 độ trong mặt phẳng bả vai; Dạng đến 80 độ.
- Lưu ý: Không kết hợp dạng và xoay ngoài.
Hướng dẫn
- Thực hiện các bài tập 3 – 5 lần/ngày.
- Thực hiện 2 hiệp, mỗi hiệp lập lại các bài tập 10 – 20 lần.
Giai đoạn II: Từ 4-8 tuần sau phẫu thuật: Tầm vận động chủ động
Mục đích:
- Tiếp tục bảo vệ mô lành
- Tiếp tục cải thiện tầm vận động
- Bắt đầu hoạt động làm mạnh nhẹ các cơ chóp xoay và quanh bả vai. Chỉ sử dụng cánh tay trong hoạt động hàng ngày ở phía trước thân mình.
Cẩn trọng:
- Ngưng đeo đai
- Cẩn thận khi nâng cánh tay, đặt biệt qua đầu, dang ra khỏi cơ thể và đưa ra sau.
- Tiếp tục tránh nâng, mang đồ vật nặng
Các bài tập đề nghị
Tầm vận động
- Tiếp tục tập tầm vận động thụ động
- Bài tập quả lắc
- Nằm ngửa gập cánh tay với gậy
- Trượt bàn
- Nằm ngửa hoặc đứng xoay ngoài, xoay trong thụ động
Làm mạnh cơ (với dây đàn hồi hoặc trọng lượng cơ thể)
- Chèo thuyền
- Duỗi tay ở tư thế nằm sấp
- Dạng ngang ở tư thế nằm sấp
- Đứng/nằm sấp dạng ở mặt phẳng bả vai (scaption)
- Xoay: từ xoay trong đến tư thế trung tính với dây đàn hồi
- Xoay: từ xoay ngoài đến tư thế trung tính với dây đàn hồi
- Các bài tập làm mạnh động với kỹ thuật viên
- Các bài tập cảm thụ bản thể nhẹ
- Làm vững nhịp nhàng với kỹ thuật viên
Giới hạn Tầm vận động:
- Gấp: tới mức chịu được
- Xoay: Bắt đầu tuần thứ 4, xoay ngoài đến 50 độ, xoay trong đến 60 độ (với dạng vai 45 độ)
- Bắt đầu tuần thứ 6, nhẹ nhàng tăng tiến xoay ngoài đến 90 độ.
Hướng dẫn:
- Thực hiện các bài tập tầm vận động và mạnh cơ 1 lần/ngày.
- Mỗi lần thực hiện 2-3 hiệp, mỗi hiệp lập lại các bài tập 15 – 20 lần.
Giai đoạn III: Từ 8-12 tuần sau phẫu thuật: Giai đoạn làm mạnh
Mục tiêu:
- Tiếp tục để đạt được tầm vận động bình thường (cả chủ động và thụ động)
- Tăng tiến làm mạnh các cơ bả vai và chóp xoay
- Bắt đầu sử dụng cánh tay trong các hoạt động hàng ngày ở tất cả các mặt phẳng.
Cẩn trọng
- Không nâng vật nặng hơn 0,5 kg qua đầu hoặc dạng ra
- Cẩn thận khi sử dụng cánh tay lặp lại, đặc biệt đưa tay qua đầu
- Ngừng các hoạt động nếu gây đau
- Chú ý nhịp bả vai cánh tay với các bài tập làm mạnh
Các bài tập đề nghị
Các bài tập tầm vận động
- Tiếp tục các bài tập tầm vận động để dần dần đạt được tầm vận động đầy đủ
- Tăng tiến nhẹ góc dạng vai với kéo dãn xoay ngoài
- Kéo dãn bắt chéo qua thân kình ở tư thế nằm ngửa hoặc đứng
- Kéo dãn xoay trong nhẹ (tư thế kéo dãn người nằm ngủ)
Cẩn thận không gây đụng chạm
Các bài tập mạnh cơ (kháng trở bằng dây đàn hồi hoặc tạ tay)
- Chèo thuyền
- Duỗi cánh tay ở tư thế nằm sấp
- Nằm sấp dạng ngang
- Đứng dạng ở mặt phẳng bả vai
- Xoay trong
- Xoay ngoài
Các bài tập làm mạnh động
- Ổn định nhịp nhàng với kháng trở bằng tay
- Các bài tập cảm thụ bản thể (gấp vai 90 độ hoặc thấp hơn)
Hướng dẫn
- Thực hiện các bài tập tầm vận động và mạnh cơ 1 lần/ngày đến khi đạt được tầm vận động bình thường.
- Mỗi lần thực hiện 2-3 hiệp, mỗi hiệp lập lại các bài tập 15 – 20 lần.
- Khi tầm vận động bình thường, thực hiện bài tập 3 – 5 lần/tuần
Giai đoạn 4 (12-16 tuần): Chuyên biệt môn thể thao
Mục tiêu
- Tiến tới ROM và sức mạnh bình thường
- Tiếp tục khuyến khích sử dụng dần dần cánh tay cho hoạt động chức năng hàng ngày
Cẩn trọng
- Khuyến khích quay trở lại sử dụng toàn bộ cánh tay trong các hoạt động hàng ngày
- Đặc biệt chú ý đến nhịp bả vai cánh tay, đặc biệt khi dạng và hoạt động đưa tay qua đầu
- Vẫn bị hạn chế quay lại chơi thể thao
Bài tập đề nghị
Tầm vận động và kéo dãn
- Tiếp tục các bài tập ROM và kéo dãn từ giai đoạn 2-3
Các bài tập làm mạnh cơ
- Tiếp tục các bài tập làm mạnh cơ từ giai đoạn 3
- Có thể bắt đầu tập tạ có giám sát
Các bài tập làm mạnh động
- Tăng tiến các mẫu kháng trở bằng tay
- Các bài tập cảm thụ bản thể, bao gồm làm vững nhịp nhàng
- Tăng tiến bài tập chống đẩy (hít tường, hít đất).
Hướng dẫn
- Thực hiện chương trình tập tầm vận động và kéo dãn 1-3 lần/tuần để duy trì ROM bình thường. Thực hiện 1-2 hiệp, mỗi hiệp 15-20 lần. Thực hiện tầm vận động và kéo dãn thường xuyên hơn ở các mặt phẳng còn hạn chế vận động.
- Thực hiện tăng cường sức mạnh 3 lần một tuần. Thực hiện 2-3 hiệp, mỗi hiệp 15-20 lần lặp lại.
Giai đoạn 5 (16-24 tuần): Quay trở lại hoạt động
Mục tiêu
- Duy trì đủ ROM và sức mạnh
- Tiếp tục tăng cường làm mạnh động
- Bắt đầu quay trở lại các hoạt động thể thao
Các cẩn trọng
- Dần dần trở lại thể thao với hướng dẫn chuyên môn tuỳ theo môn thể thao
Các bài tập được đề nghị
ROM và kéo dãn
- Tiếp tục các bài tập ROM và kéo dãn cơ ở bất kỳ mặt phẳng chuyển động nào còn thiếu
- Tiếp tục giãn cơ bắt chéo thân mình và xoay trong sau khi tập luyện
Các bài tập làm mạnh cơ
- Tiếp tục các bài tập làm mạnh cơ từ giai đoạn 4
Các bài tập làm mạnh động
- Tăng tiến các mẫu kháng trở bằng tay, cảm tụ bản thể,
- Các bài tập dội (Rebounder Drills) bao gồm động tác đưa qua đầu
Hướng dẫn
- Thực hiện 1-2 hiệp, mỗi hiệp 15-20 lần lặp lại các bài tập ROM và kéo giãn cơ 1-3 lần một tuần ở tất cả các mặt phẳng còn hạn chế tầm vận động.
- Thực hiện 1 hiệp gồm 15-20 lần lặp lại các bài tập ROM và kéo giãn sau khi quay trở lại hoạt động thể thao.
- Thực hiện 2-3 hiệp, mỗi hiệp 15-20 lần lặp lại tất cả các bài tập tăng cường sức mạnh, 2-3 lần một tuần. Thực hiện chương trình làm mạnh cơ động 1-2 lần một tuần trong khi quay trở lại chơi thể thao.