Chương trình Tăng tốc (Accelerated Rehabilitation Protocol):
Tiến triển ở bảng sau dựa vào chương trình tăng tốc.
Giai đoạn | Mục đích | Các giới hạn | Điều trị | Các mốc lâm sàng |
Giai đoạn I: Trước phẫu thuật | Phục hồi ROM thụ động và chủ động Hoạt hóa co cơ tứ đầu Giảm phù nề Giảm đau | luyện dáng đi WBAT với nạng nách hai bên Nẹp gối khóa 0 độ | PRICE Kích thích điện ROM duỗi gối ROM gấp thụ động Dạng/khép háng Leg press (ép chân) Mini-squat Bước xuống bậc | Phẫu thuật tái tạo Duỗi gối tối đa Phục hồi sức mạnh Giảm phù nề, giảm đau |
Giai đoạn II: giai đoạn đầu sau PT:(Tuần 0-2) | Bảo vệ mô đang lành Giảm sưng đau Duỗi gối tối đa Tăng tiến gập gối (0-110 độ) Kiểm soát co cơ tứ đầu Vận động xương bánh chè bình thường Phòng tắc mạch chi dưới | Luyện dáng đi WBAT với nạng nách hai bên kèm nẹp khóa gối duỗi x 1 tuần Sau tuần 1 có thể bắt đầu ROM gấp thụ động Nẹp khóa gối duỗi lúc đi cho đến khi nâng thẳng chân không bị mất duỗi (extensor lag) | PRICE Di động xương bánh chè Di động mô sẹo ROM thụ động gấp và duỗi, tăng tiến sang có trợ giúp. Gồng cơ tứ đầu và các cơ khác (hamstring, cơ khép háng) Nâng thẳng chân x 4 Bơm cổ chân CPM Chuyển trọng lượng | Các mốc trước đó Vết mổ sạch Huy động cơ tứ đầu tốt Nâng thẳng chân với ít mất duỗi Vận động xương bánh chè bình thường Chịu trọng lượng tăng tiến không triệu chứng Đau và sưng nề ít |
Giai đoạn III: giai đoạn trung gian sau PT(Tuần 2-4) | Không đau, sưng nề Phục hồi đủ tầm vận động gập duỗi gối Bình thường hóa huy động cơ tứ đầu Chịu trọng lượng hoàn toàn Cải thiện thăng bằng | Nẹp được mở khóa để chịu trọng lượng đến mức chịu được Bỏ dùng nạng lúc khoảng 2 tuần | Tiếp tục như trước Gồng cơ tứ đầu ở góc 00, 600, 900 Bắt đầu các bài tập chuỗi đóng: Mini-squat và leg press (ép chân) từ 0-600 , Bước xuống bậc Duỗi gối chuỗi mở (tầm 40-900) Nâng bắp chân (calf raise) Tập thăng bằng, làm vững thân Đạp xe đạp tĩnh | Các mốc trước đó Khám lâm sàng tiến triển tốt Tầm vận động gối 0-1300 Đứng một chân vững hơn Không đau Dáng đi bình thường |
Giai đoạn IV: giai đoạn làm mạnh(Tuần 4-12) | Không sưng đau ROM đầy đủ Gia tăng sức mạnh và sức bền Dáng đi và chức năng sinh hoạt bình thường Chuẩn bị cho các hoạt động | không | Các bài tập làm mạnh cơ trước đó Tiến triển từ chịu trọng lượng hai chân sang các bài tập chịu trọng lượng một chân Lunge 0-60 độ Duỗi háng tăng tiến đến các bài tập chuyên biệt cơ hamstring ở tuần 12 Các hoạt động thăng bằng và cảm thụ bản thể với ván thăng bằng, BOSU Các bài tập làm vững (dây đàn hồi, đi với dây đàn hồi). Các bài tập sức bền (đạp xe, bơi) | Các mốc trước đó Tầm vận động gối đầy đủ 0-1300 Đứng 1 chân được 30 giây Squat 600 chịu trọng lượng đều hai chân Không đau hoặc sưng phù |
Giai đoạn V: trở lại hoạt động(> Tuần 12) | Phục hồi vận động đầy đủ Không sưng, đau Tăng cường khả năng thăng bằng, kiểm soát vận động Trở lại hoạt động kỹ năng bình thường | Không | Các bài tập làm mạnh như trước Nâng bắp chân 1 bên Các bài tập hamstring tăng tiến Các bài tập chuỗi đóng tăng tiến Các bài tập thăng bằng, cảm thụ bản thể tăng tiến Các bài tập plyometrics Các bài tập chuyên biệt thể thao | Các mốc trước đó Vận động đủ tự tin với khớp gối Đánh giá chức năng >90% với chân đau Đánh giá lực đẳng động >90% với chân đau |
Viết tắt: CPM: máy tập vận động thụ động liên tục, ROM: tầm vận động, WBAT: chịu trọng lượng ở mức chịu được, PRICE: bảo vệ, nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép, nâng cao chi.
Với tổn thương dây chằng, các bài tập chuỗi đóng được khuyến cáo sử dụng hơn là các bài tập chuỗi mở bởi vì chúng dẫn đến sự đồng co của cơ hamstring- tứ đầu làm giảm lực xé khớp chày-đùi. Ngoài ra, với bài tập chuỗi đóng chịu trọng lượng làm ép khớp chày-đùi, cũng làm giảm các lực xé khớp (lực xé làm mất vững, gây kéo căng và tổn thương dây chằng). Các bài tập chuỗi mở cũng có thể được sử dụng ở tầm 90-60 độ gập, nhưng trong tầm 60-0 độ thì các bài tập này tạo lực trượt xương chày ra trước, và làm căng DCCT đang được tái tạo.
Sau tháng thứ 3, bệnh nhân có thể chuyển sang các bài tập chức năng như chạy và nhảy. Khi các bài tập cảm thụ bản thể và điều hợp khó hơn, có thể áp dụng thay đổi hướng nhanh hơn trong các bài tập. Để kích thích điều hợp và kiểm soát qua xử lý các thông tin hướng tâm và ly tâm, các bài tập nên gia tăng độ khó bằng thay đổi thông tin thị giác (như nhắm mắt), độ ổn định của mặt nền (ván thăng bằng…), tốc độ thực hiện bài tập, sự phức tạp của nhiệm vụ, kháng trở, thực hiện một hoặc hai chân…
XEM VIDEO: