CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN theo Rockwood 1990.
Giai đoạn I (0 đến 6 tuần)
- Các bài tập bắt đầu từ ngày thứ bảy đến ngày thứ mười sau khi gãy xương hoặc cố định
- Không mang đai khi tập VLTL
- Bắt đầu bằng các bài tập dao động quả lắc (Codman)
- Tập các bài tập ROM cổ, khuỷu tay, cổ tay và bàn tay
- Nên thực hiện các bài tập 3 đến 5 lần mỗi ngày, mỗi lần tập 30 phút
- Sau một tuần, bắt đầu tập xoay ngoài ở tư thế nằm ngửa với gậy, vai dạng nhẹ (khoảng 15 đến 20 độ)
- Ba tuần sau khi gãy xương, bắt đầu thêm các bài tập nâng tay ra trước (gấp vai) với sự trợ giúp của ròng rọc.
- Bắt đầu các bài tập đẳng trường ở tuần thứ 4.
Giai đoạn II (6 đến 12 tuần)
- Có thể bắt đầu các bài tập vận động chủ động, kháng trở và kéo giãn sớm
- Bắt đầu với nâng tay chủ động về phía trước (gập vai) khi nằm ngửa (nghĩa là loại trừ một phần trọng lực).
- Tiếp theo tập nâng tay ra phía trước ở tư thế đứng có trợ giúp bởi tay đối bên (kèm gậy).
- Khi sức mạnh cải thiện, có thể tăng tiến tới nâng tay ra trước chủ động hoàn toàn không cần trợ giúp
- Sử dụng dây đàn hồi để tăng tiến sức mạnh các cơ xoay trong, xoay ngoài, gập, duỗi và dạng (3 hiệp, mỗi hiệp 10 đến 15 lần lặp lại).
- Bắt đầu các bài tập linh hoạt và kéo giãn để tăng dần ROM theo mọi hướng.
Giai đoạn III (> 12 tuần)
- Bắt đầu các bài tập đẳng trương bằng cách sử dụng ống cao su và chuyển sang tạ để tăng cường sức mạnh.
- Tập trung vào làm mạnh cơ chóp xoay và cơ bả vai.
- Trọng lượng có thể bắt đầu ở mức 0,5 kg và tăng tiến từng 0,5 kg (tối đa 5 kg). Nếu vẫn còn đau sau các bài tập với tạ thì hãy ngưng các bài tập này.
- Tăng tiến tới các bài tập đưa tay trên cao.
- Tăng tiến tầm vận động lên tối đa.
Tham khảo:
Clinical orthopaedic rehabilitation : a team approach. Fourth edition. Charles E. Giangarra, Robert C. Manske. .Philadelphia, PA : Elsevier, [2018]