Giai đoạn 1 (Ngày 1-5)
- Cố định khuỷu trong nẹp bột cánh cẳng tay phía sau có đệm lót tốt với khuỷu gập 90 độ, không xoay.
- Tránh tập ROM thụ động của khuỷu.
- Tránh căng vẹo ngoài lên khớp khuỷu, chẳng hạn như dạng và xoay ngoài vai.
- Bắt đầu với ROM chủ động bàn tay và ngón tay với đất nặn hoặc bóp bóng.
- Chườm lạnh (đá hoặc hoặc tay áo ép lạnh).
Giai đoạn 2 (Ngày 6–14)
- Tháo nẹp tay dài đỡ sau và đeo nẹp khuỷu có bản lề, khóa gập từ 30 đến 90 độ.
- Chụp X quang để khẳng định đã chỉnh trật.
- Bắt đầu ROM chủ động khớp khuỷu từ 30 đến 90 độ, sấp/ngửa hoàn toàn.
- Tránh ROM thụ động khớp khuỷu.
- Tránh ép căng vẹo ngoài lên khớp khuỷu.
- Bắt đầu ROM chủ động đầy đủ cổ tay và bàn tay trong tất cả các mặt phẳng.
- Bắt đầu tập đẳng trường gập và duỗi khuỷu.
- Bắt đầu tập ROM chủ động khớp vai trong tất cả các mặt phẳng, kết hợp tránh dạng và xoay ngoài.
Giai đoạn 3 (Tuần 2–6)
- Tiếp tục đeo nẹp khuỷu có bản lề. Tăng độ duỗi khuỷu 5 độ mỗi tuần và độ gấp khuỷu 10 độ mỗi tuần.
- Mục tiêu là gấp duỗi khuỷu hoàn toàn 6 tuần sau chấn thương.
- Bắt đầu kéo giãn nhẹ nhàng từ 5 đến 6 tuần nếu vẫn còn cứng khớp.
- Bổ sung các bài tập kháng trở tăng tiến với khuỷu và cổ tay.
- Sau 6 tuần, có thể bắt đầu các bài tập xoay trong / ngoài vai.
- Khi đã đạt được đầy đủ tầm vận động khớp khuỷu, bắt đầu các bài tập và kỹ năng chuyên biệt cho các môn thể thao, các vận động viên có thể trở lại thi đấu khi sức mạnh của cơ đạt 90% so với tay đối bên.
Đọc bài viết:
PHCN Online. Phục hồi chức năng sau trật khớp khuỷu
Tham khảo:
Charles E. Giangarra, Robert C. Manske. CLINICAL ORTHOPAEDIC REHABILITATION: A TEAM APPROACH, FOURTH EDITION. Copyright © 2018 by Elsevier, Inc.