Tập Giao Tiếp

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa: 

Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, nhu cầu, tình cảm giữa hai hoặc nhiều đối tượng nhờ các hình thức khác nhau của ngôn ngữ.

2. Mục tiêu

  • Xây dựng mối quan hệ với mọi người.
  • Học và gửi thông tin.
  • Tự lập hay kiểm soát được sự việc đến với chúng.

3. Các hình thức của giao tiếp

  • Giao tiếp có lời: Gồm lời nói và chữ viết
  • Giao tiếp không lời: Gồm ngôn ngữ cơ thể (giao tiếp bằng nét mặt, ánh mắt, tư thế, cơ thể, giọng nói). Dùng dấu và hình vẽ

II. CHỈ ĐỊNH

  • Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, chậm phát triển tâm thần, tự kỷ

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Không có

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 

Kỹ thuật viên ngôn ngữ

2. Phương tiện: 

Dụng cụ học tập

3. Người bệnh: 

Không đang giai đoạn ốm sốt

4. Phiếu điều trị

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ: đối chiếu chỉ định can thiệp và tên trẻ

2. Kiểm tra người bệnh: Đúng tên trẻ với phiếu tập

3. Thực hiện kỹ thuật: Kỹ năng giao tiếp 3T

3.1. Kỹ năng T1: Theo ý thích của trẻ để tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội khám phá và học hỏi. Biết được nhiều hơn về trẻ và giúp trẻ có thêm tự tin vào bản thân

* Các kỹ thuật:

  • Quan sát: Xem trẻ quan tâm đến điều gì và cảm xúc của chúng Chờ đợi: Để trẻ chủ động khởi xướng
  • Lắng nghe: Giúp khuyến khích trẻ và trả lời chính xác câu hỏi của trẻ 

3.2. Kỹ năng T2: Thích ứng với trẻ giúp chia sẻ được những cảm xúc thú vị với trẻ.

* Các kỹ thuật:

  • Mặt đối mặt với trẻ: Giúp trẻ dễ bắt chước các cử động trên mặt chúng ta
  • Bắt chước: Bắt chước các hoạt động, nét mặt, âm thanh, lời nói của trẻ
  • Giảng giải: Cung cấp cho trẻ thêm các khái niệm, các từ ngữ
  • Nhận xét: Khuyến khích trẻ tiếp tục giao tiếp
  • Lần lượt: Để chúng ta và trẻ có thể trao và nhận thông tin
  • Hỏi các câu hỏi: Để duy trì cuộc giao tiếp
  • Nói ở mức độ của trẻ: Dùng ngôn từ đơn giản với ngữ điệu vui vẻ để gây sự chú ý của trẻ.

3.3. Kỹ năng T3: Thêm từ và thêm kinh nghiệm mới giúp trẻ hiểu thêm về thế giới của trẻ và thêm từ mới.

  • Dùng hành động: để diễn đạt rõ ràng hơn và thu hút sự chú ý của trẻ
  • Cung cấp từ bằng cách gọi tên đồ vật
  • Bắt chước và thêm vào một từ hay một hành động: Củng cố từ cũ và dạy thêm điều mới
  • Nhấn mạnh những từ quan trọng: Giúp trẻ nhớ dễ dàng và hứng thú hơn
  • Nói lại các từ mới nhiều lần
  • Thêm vào những ý tưởng mới: Bổ xung từ ngữ và hành động

VI. THEO DÕI: 

Sự phát triển của trẻ sau mỗi đợt can thiệp.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Trong khi tập: người bệnh bị mệt thì ngừng tập và theo dõi sát người bệnh.
  • Sau khi tập: mệt kéo dài và tình trạng toàn thân người bệnh có biểu hiện bất thường thì ngừng tập và xử trí tai biến đó.

Theo "Hướng dẫn quy trình kỹ thuật về Phục hồi chức năng " (Đợt 1) 
Ban hành kèm theo Quyết định số 54 QĐ -BYT ngày 16/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế 

Hãy để lại lời bình

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bạn không thể copy nội dung ở trang này