I. ĐẠI CƯƠNG
- Định nghĩa: Tập phát âm là cách giúp trẻ phát ra các âm thanh trong quá trình giao tiếp.
- Sau khi đã nghe và phân biệt được các âm thanh khác nhau trẻ sẽ khám phá cách tạo nên các âm thanh đó. Lúc đầu trẻ học cách phân biệt nguyên âm trước sau đó đến các phụ âm.
II. CHỈ ĐỊNH
- Trẻ nói khó: Bại não
- Trẻ nói ngọng, nói lắp
- Trẻ chậm phát triển tinh thần, chậm phát triển ngôn ngữ
- Trẻ tự kỷ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Không có
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
Kỹ thuật viên ngôn ngữ
2. Phương tiện:
Dụng cụ học tập
3. Người bệnh:
Không đang giai đoạn ốm sốt
4. Phiếu điều trị
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: đối chiếu chỉ định can thiệp và tên trẻ
2. Kiểm tra người bệnh: Đúng tên trẻ với phiếu tập
3. Thực hiện kỹ thuật: Áp dụng 4 kỹ năng cơ bản
- Nghe: Dạy trẻ cách phân biệt âm đúng và sai, giúp trẻ bắt chước được âm của người hướng dẫn chính xác hơn.
- Nhìn: Yêu cầu trẻ quan sát cử động của các cơ quan phát âm giúp trẻ tạo vị trí đúng của các âm (Có thể dùng gương). Phân tích sự đúng hoặc sai trong cách phát âm của trẻ.
- Xúc giác: Trẻ cảm giác về sự rung hay không của dây thanh với các âm khác nhau. Trẻ cảm nhận được luồng hơi nhiều hay ít, mạnh hay nhẹ của các âm khác nhau.
- Cảm giác: Trẻ cảm nhận về các âm mình tạo ra đúng hay sai.
Chú ý: Bắt đầu dạy từ một nguyên âm hoặc phụ âm. Sau khi phát âm tốt mới chuyển sang từ, cụm từ, các câu và cuối cùng là hội thoại.
VI. THEO DÕI
Sự tiến bộ của trẻ sau mỗi đợt can thiệp.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Trong khi tập: kết quả làm người bệnh bị mệt thì ngừng tập và theo dõi sát người bệnh.
- Sau khi tập: mệt kéo dài và tình trạng toàn thân người bệnh có biểu hiện bất thường thì ngừng tập và xử trí tai biến đó.
Theo "Hướng dẫn quy trình kỹ thuật về Phục hồi chức năng " (Đợt 1) Ban hành kèm theo Quyết định số 54 QĐ -BYT ngày 16/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế