Kỹ Thuật Làm Nẹp Chức Năng Chi Trên Bằng Nhựa Thông Minh (Thermoplastic)

Home / THƯ VIỆN TÀI LIỆU / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TRỢ GIÚP / Kỹ Thuật Làm Nẹp Chức Năng Chi Trên Bằng Nhựa Thông Minh (Thermoplastic)

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Là dụng cụ trợ giúp cho người bệnh giữ cho khớp cổ tay không bị biến dạng về tư thế chức năng.
  • Hỗ trợ trong các chức năng cầm nắm để thực hiện chức năng sinh hoạt hàng ngày.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Giữ tư thế chức năng cho cổ tay.
  • Một số biến dạng nhẹ, tăng trương lực cơ nhẹ khớp cổ bàn tay.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Dị ứng với nhựa, tổn thương da cũng như phù nề.
  • Co cứng quá mức, biến dạng quá mức.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên chỉnh hình, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu.

2. Phương tiện

  • Máy móc và dụng cụ chuyên dụng.
  • Nguyên vật liệu và bán thành phẩm.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1. Thăm khám, lượng giá và tư vấn cho người bệnh:

  • Hỏi bệnh và thông tin người bệnh (môi trường sống, nghề nghiệp, mong muốn của người bệnh …).
  • Lượng giá người bệnh:
  • Thử bậc cơ, đo tầm vận động khớp.
  • Kiểm tra chức năng cổ bàn tay thụ động.
  • Tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng nẹp sao cho phù hợp.

Bước 2. Vẽ, tạo mẫu khuôn trên giấy:

  • Chuẩn bị giấy trắng A4, bút, băng dính giấy.
  • Đánh dấu các điểm mốc, các điểm nắn chỉnh.
  • Cắt mẫu hình dạng của nẹp trên giấy.

Bước 3. Cắt nhựa thông minh theo khuôn như giấy:

  • Chuẩn bị nhựa thông minh, các loại kéo, máy khò..
  • Cắt nhựa theo khuôn ở giấy.

Bước 4. Tạo hình nẹp trên tay người bệnh

  • Chuẩn bị: nồi nước điều chỉnh nhiệt độ, khăn thấm nước, dụng cụ gắp nhựa.
  • Ngâm nhựa và nồi nước với thời gian phù hợp để nhựa mềm (miếng nhựa đổi màu trong là được).
  • Gắp miếng nhựa ra thấm nước vào khăn.
  • Đặt miếng nhựa vào tay người bệnh, nắn chỉnh hình dạng thành nẹp đúng với tư thế chức năng của cổ tay. 

Bước 5. Hoàn thiện

  • Chỉnh sửa nẹp đúng chuẩn vừa với tay của người bệnh.
  • Làm mịn, đẹp các đường viền của nẹp.
  • Làm các đai buộc của nẹp. 

Thời gian từ 1 – 3 giờ.

VI. THEO DÕI

  • Kiểm tra lại góc độ của khớp, cũng như các điểm tỳ đè.
  • Theo dõi quá trình đang điều trị tại trung tâm.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ

  • Thay đổi điểm nắn chỉnh nếu như cần thiết.
  • Kiểm tra các điểm nắn chỉnh có bị loét, đau tại điểm tỳ đè.
  • Phương pháp xử lý: chỉnh sửa, giảm chịu lực điểm tỳ đè.

Theo: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG (ĐỢT 2)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 5737/QĐ-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Bạn không thể copy nội dung ở trang này