Kỹ Thuật Lượng Giá Chức Năng Vận Động Bàn Tay Bằng Box And Block Test

Home / THƯ VIỆN TÀI LIỆU / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT LƯỢNG GIÁ / Lượng giá Hoạt động trị liệu / Kỹ Thuật Lượng Giá Chức Năng Vận Động Bàn Tay Bằng Box And Block Test

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Do Virgil Mathiowetz phát triển từ năm 1985.
  • Là một kỹ thuật lượng giá chức năng vận động của bàn tay nhằm:
  • Lượng giá chức năng cầm nắm: tốc độ, độ chính xác và khéo léo. Lượng giá khả năng phối hợp giữa tay và mắt.
  • Lượng giá khả năng thực hiện theo mệnh lệnh đơn.
  • Test vừa được sử dụng để luyện tập phục hồi chức năng, vừa để theo dõi sự
  • Kết quả được tham chiếu với giá trị bình thường ở người khỏe mạnh
  • Test vừa được sử dụng để luyện tập phục hồi chức năng, vừa để theo dõi sự tiến bộ của người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Đột quỵ não (tai biến mạch máu não).
  • Chấn thương sọ não.
  • Bệnh Parkinson.
  • Tổn thương tủy sống.
  • Xơ cứng rải rác.
  • Bệnh Alzheimer.
  • Viêm não – màng não.
  • Sau các phẫu thuật thần kinh sọ não khác.
  • Các bệnh lý tổn thương não khác.
  • Các rối loạn thần kinh cơ.
  • Người già

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Hôn mê, Glassgow < 13 điểm.
  • Người bệnh chưa ngồi dậy được. 

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu.

2. Phương tiện, dụng cụ

  • Đồng hồ bấm giờ.
  • Bộ dụng cụ tiêu chuẩn.
    • Hộp dụng cụ bằng gỗ (kích thước: 53,7 x 25,4 x 8,5 cm) có vách chia đôi hai ô với chiều cao chuẩn kèm theo 150 khối vuông.
    • 150 khối vuông, kích thước mỗi cạnh 2,5 cm được đặt phía ô cùng bên phía tay được thử của người bệnh

3. Người bệnh

  • Người bệnh được giải thích rõ ràng về mục tiêu của việc lượng giá và cách thức tiến hành.
  • Người bệnh ngồi trên ghế đối diện với hộp dụng cụ. Người khám ngồi đối diện người bệnh.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1: hướng dẫn bằng lời cách thực hiện

  • Ngay trước khi bắt đầu lượng giá, người bệnh đặt bàn tay lên hai bên hộp.
  • Khi bắt đầu lượng giá,người bệnh dùng một tay cầm vào một khối vuông, đưa qua vách ngăn, thả khối vuông vào ô đối diện.
  • Người bệnh làm liên tục trong 1 phút, nhanh hết sức có thể.

Bước 2: người khám làm mẫu với 3 khối vuông cho người bệnh nhìn thấy.

Bước 3: sau khi làm mẫu, cho phép người bệnh 15 giây để tập thử. 

Trong thời gian 15 giây này, chỉnh sửa sai sót nếu có trước khi tiến hành lượng giá.

Bước 4: bắt đầu tiến hành lượng giá, trong vòng 1 phút (bấm đồng hồ). 

Làm với tay bên lành trước.

Bước 5: sau khi kết thúc, người khám đếm số khối vuông được chuyển. 

Bước 6: làm lại tương tự với tay bên kia (tay bên bệnh).

Bước 7: ghi lại kết quả. Số lượng khối vuông được ghi lại cho mỗi bên tay. 

* Lưu ý

  • Nếu người bệnh cầm hai hoặc nhiều hơn một khối vuông trong một lần, ghi nhận lại và trừ đi khi đếm tổng số.
  • Khối vuông vẫn được tính, nếu như người bệnh đưa bất kỳ khối vuông nào vượt qua vách ngăn và khối vuông bị nảy ra khỏi ô rơi ra bàn hoặc sàn nhà.
  • Không được tính, nếu người bệnh quăng khối vuông mà không đưa đầu ngón tay vượt qua vách ngăn.

Thời gian lượng giá 30 – 45 phút.

VI. THEO DÕI 

1. Người bệnh

Khi tiến hành lượng giá, quan sát cách cầm nắm của người bệnh và ghi chú lại.

2. Đánh giá

Tham chiếu với giá trị bình thường ở người khỏe mạnh

2.1. Người lớn

Tổng số khối vuông trung bình di chuyển trong 1 phút (theo Mathiowets và cộng sự 1985)

2.2. Trẻ em

Tổng số khối vuông trung bình di chuyển trong 1 phút (theo Mathiowets và cộng sự 1985.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Đây là một phương pháp đơn giản, không can thiệp, chưa ghi nhận tai biến nào trong quá trình lượng giá.

Theo: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG (ĐỢT 2)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 5737/QĐ-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Hãy để lại lời bình

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bạn không thể copy nội dung ở trang này