Kỹ Thuật Tập Đứng Và Đi Cho Người Bệnh Liệt Nửa Người

Home / THƯ VIỆN TÀI LIỆU / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU / Kỹ Thuật Tập Đứng Và Đi Cho Người Bệnh Liệt Nửa Người

I. ĐẠI CƯƠNG 

1. Định nghĩa

Liệt nửa người là liệt một tay, và một chân và nửa mặt cùng bên, thường do tai biến mạch máu não.

2. Tầm quan trọng của tập đứng và đi

  • Tập đứng và đi giúp người bệnh có thể tự di chuyển được 
  • Dự phòng được các biến chứng của bất động
  • Giúp người bệnh phục hồi khả năng tự phục vụ và hòa nhập với gia đình và xã hội

II. CHỈ ĐỊNH

  • Giai đoạn sau của liệt nửa người do tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, sau mổ u não, sau viêm não….
  • Khi người bệnh đã có thể tự ngồi và kiểm soát được thăng bằng. Tình trạng tim mạch và toàn thân cho phép
  • Có thể áp dụng đối với các người bệnh chấn thương sọ não; viêm não, màng não, u não…có liệt nửa người.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Thận trọng với người bệnh liệt mềm; người bệnh có rối loạn thăng bằng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Kỹ thuật viên hoặc người đã được đào tạo chuyên khoa và thành thạo kỹ thuật 
  • Người nhà và bản thân người bệnh đã được hướng dẫn đầy đủ

2. Phương tiện

  • Giường, ghế hoặc bàn tập.
  • Thanh song song, khung tập đi, nạng, gậy chống

3. Người bệnh, người nhà

Thông báo, giải thích rõ ràng để người bệnh và gia đình yên tâm và phối hợp tập luyện.

4. Hồ sơ bệnh án. 

Bệnh án và phiếu điều trị chuyên khoa vật lý có chỉ định của bác sỹ:

  • Tên kỹ thuật viên thực hiện y lệnh
  • Ngày điều trị, giờ điều trị và tập luyện
  • Tình trạng người bệnh trước trong và sau khi tập 

V. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

  • Chỉ định của Bác sỹ
  • Tên kỹ thuật viên thực hiện tập luyện

2. Kiểm tra người bệnh

  • Tình trạng toàn thân, tim mạch, hô hấp của người bệnh trước khi tập 
  • Giải thích để người bệnh phối hợp

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Quy trình kỹ thuật tập đứng

  • Người bệnh ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp, đầu và thân mình thẳng, hai vai cân xứng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân.
  • Người hướng dẫn Kỹ thuật viên đứng phía trước hoặc phía bên liệt của người bệnh.
  • Giúp hoặc hướng dẫn người bệnh dồn trọng lượng về phía trước để đứng lên 
  • Hướng dẫn người bệnh tự đứng lên không cần trợ giúp
  • Thực hiện các bài tập ở tư thế đứng như:

+ Đứng thăng bằng tĩnh và động,

+ Tập dồn trọng lượng lên chân liệt,

+ Tập chuyển và dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân, + Tập chủ động gấp, duỗi chân liệt,

+ Tập luân phiên gấp riêng khớp gối từng bên,

+ Tập kiểm soát vận động của khớp gối bên liệt,

+ Tập làm giảm co cứng duỗi ở khớp cổ chân

3.2. Quy trình kỹ thuật tập đi

  • Tập đứng dồn trọng lượng lên chân lành, bước chân liệt lên phía trước và ra phía sau
  • Tập tăng cường thăng bằng và kiểm soát vận động của khớp háng, chân bên liệt. 
  • Tập luyện dáng đi
  • Tập bước tại chỗ trên bàn chạy,
  • Tập đi
  • Tập lên, xuống dốc; tập lên xuống cầu thang: lên cầu thang bước chân lành lên trước rối đưa chân liệt lên cùng bậc, khi xuống cầu thang bước chân lành xuống bậc thang đầu tiên rồi đưa chân lành xuống cùng bậc.
  • Tập đi trên các bề mặt không bằng phẳng và các địa hình khác nhau:
  • Thời gian đầu tập trong thanh song song, sau đó tập trong khung tập đi rồi mới tập với nạng.

VI. THEO DÕI SAU KHI THỰC HIỆN KỸ THUẬT

  • Đánh giá tình trạng người bệnh sau khi tập
  • Theo dõi phát hiện các dấu hiệu bất thường
  • Nếu có bất thường xử trí kịp thời theo đúng phác đồ, báo cáo bác sỹ
  • Ghi chép hồ sơ bệnh án: Tình trạng người bệnh trong và sau khi tập 

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Hướng dẫn người bệnh đề phòng những tai biến có thể ngã trong khi tập

Theo "Hướng dẫn quy trình kỹ thuật về Phục hồi chức năng " (Đợt 1) 
Ban hành kèm theo Quyết định số 54 QĐ -BYT ngày 16/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế 

Bạn không thể copy nội dung ở trang này