Kỹ Thuật Tập Tay Và Bàn Tay Cho Người Bệnh Liệt Nửa Người

Home / THƯ VIỆN TÀI LIỆU / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU / Kỹ Thuật Tập Tay Và Bàn Tay Cho Người Bệnh Liệt Nửa Người

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa

Liệt nửa người là liệt một tay, và một chân và nửa mặt cùng bên, nguyên nhân có nhiều nhưng thường gặp nhất là tai biến mạch máu não thường do tai biến mạch máu não. Tai biến mạch máu não là dấu hiệu phát triển nhanh trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não kéo dài trên 24 giờ và thường do nguyên nhân mạch máu..

2. Tầm quan trọng của tập tay và bàn tay

  • Tay và bàn tay liệt thường bị giảm và mất chức năng nặng và khó hồi phục hơn chân do mức độ vận động tinh tế của tay và bàn tay.
  • Phục hồi chức năng tay và bàn tay liệt giúp người bệnh phục hồi được khả năng độc lập trong sinh hoạt hàng ngày
  • Do bàn tay có hoạt động rất tinh tế do đó cần có kỹ thuật tập phục hồi chức năng riêng

II. CHỈ ĐỊNH

  • Tất cả các giai đoạn của liệt nửa người do tai biến mạch máu não
  • Có thể áp dụng cho người bệnh liệt nửa người do chấn thương sọ não; viêm não, màng não, u não…

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Thận trọng khi người bệnh còn trong tình trạng cấp cứu và trong giai đoạn liệt mềm.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Kỹ thuật viên hoặc người đã được đào tạo chuyên khoa và thành thạo kỹ thuật 
  • Người nhà hoặc bản thân người bệnh đã được hướng dẫn kỹ thuật đầy đủ

2. Phương tiện

  • Giường bệnh hoặc giường tập
  • Bóng tập
  • Gậy tập
  • Các dụng cụ hoạt động trị liệu

3. Người bệnh, người nhà

Thông báo, giải thích rõ ràng để người bệnh và gia đình yên tâm và chủ động phối hợp

4. Hồ sơ bệnh án: 

  • Bệnh án và phiếu điều trị chuyên khoa vật lý có chỉ định của bác sỹ
  • Ngày điều trị, giờ điều trị
  • Tình trạng người bệnh trước trong và sau khi tập 
  • Tên kỹ thuật viên thực hiện y lệnh

V. CÁC BưỚC THỰC HIỆN

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

  • Chỉ định của Bác sỹ
  • Tên kỹ thuật viên thực hiện y lệnh

2. Kiểm tra người bệnh

  • Tình trạng người bệnh trước khi tập

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Tập vận động ở tư thế nằm

  • Kỹ thuật nắm giữ bàn tay liệt trong các động tác hỗ trợ của tay lành 
  • Tập vận động tay liệt có sự trợ giúp của tay lành
  • Tập kiểm soát vận động tay liệt
  • Tập vận động khớp vai bên liệt ra trước:

3.2 Tập vận động ở tư thế ngồi

  • Kỹ thuật vị thế: giúp hoặc hướng dẫn người bệnh ngồi ở vị thế đúng
  • Ức chế co cứng vai tay bên liệt
  • Ức chế co cứng khớp cổ tay và các ngón tay bên liệt
  • Tập vận động tay liệt có sự hỗ trợ của tay lành
  • Tập kiểm soát vận động tay liệt
  • Tập phục hồi chức năng bàn tay
  • Tập với các dụng cụ, tập theo nhóm 
  • Hoạt động trị liệu

3.3. Tập vận động ở tư thế đứng

  • Kỹ thuật vị thế: Người bệnh kiểm soát được thăng bằng khi đứng 
  • Ức chế co cứng của tay liệt ở tư thế đứng.
  • Tập vận động tay liệt, tay lành và toàn thân ở tư thế đứng
  • Tập với các dụng cụ, tập theo nhóm

VI. THEO DÕI SAU KHI THỰC HIỆN KỸ THUẬT

  • Đánh giá tình trạng người bệnh sau khi tập
  • Theo dõi phát hiện các dấu hiệu bất thường
  • Nếu có bất thường xử trí kịp thời theo đúng phác đồ, báo cáo bác sỹ 
  • Ghi chép hồ sơ bệnh án: Tình trạng người bệnh trong và sau khi tập 

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Hướng dẫn người bệnh đề phòng những tai biến có thể xảy ra như: Đau tăng lên, khó chịu, mệt mỏi… nếu thấy có gì bất thường báo cáo bác sĩ ngay.

Theo "Hướng dẫn quy trình kỹ thuật về Phục hồi chức năng " (Đợt 1) 
Ban hành kèm theo Quyết định số 54 QĐ -BYT ngày 16/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế 

Bạn không thể copy nội dung ở trang này