Tập Tạo Thuận Thần Kinh Cơ Cảm Thụ Bản Thể (PNF) Chi Trên

Home / THƯ VIỆN TÀI LIỆU / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU / Tập Tạo Thuận Thần Kinh Cơ Cảm Thụ Bản Thể (PNF) Chi Trên
XEM THÊM: ĐẠI CƯƠNG KỸ THUẬT PNF Tại PHCN ONLINE

I. ĐẠI CƯƠNG

PNF là kỹ thuật tạo thuận cảm thụ bản thể thần kinh cơ áp dụng cho người bệnh bị tổn thương thần kinh trung ương. Tập luyện PNF nhằm mục đích hướng đến chức năng mà người bệnh thực hiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Mục tiêu tập luyện PNF trong điều trị là :

  • Tạo cho người bệnh một kinh nghiệm học tích cực, có động cơ thúc đẩy và có ý thức hoàn thành bài tập.
  • Cải thiện sự kiểm soát vận động và điều hợp của sự co cơ hướng tâm, ly tâm, đẳng trường ở mọi tốc độ của cử động.
  • Cải thiện tầm vận động khớp, sức mạnh cơ và sự điều hợp của các mẫu vận động chức năng.
  • Cải thiện tính vận động, tính vững chắc và sự khéo léo trong mọi tư thế.
  • Tạo sự bình thường của trương lực cơ qua việc cải thiện tầm vận động, sức mạnh cơ, sự chịu trọng lượng, sự điều hợp và giảm sự gắng sức tạo nên cử động.
  • Tái giáo dục và cải thiện nhận thức về vận động. Cải thiện thăng bằng và sức bền.

II. CHỈ ĐỊNH

Người bệnh bị tổn thương thần kinh trung ương:

  • Hội chứng liệt nửa người (tai biến mạch máu não, viêm màng não, u não, u màng não…)
  • Liệt hai chi dưới, liệt tứ chi (tổn thương tủy sống, u tủy…)

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh trong trạng thái tinh thần không ổn định, không tỉnh táo 
  • Lực cơ của người bệnh bậc 0,1,2

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 

Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu.

2. Phương tiện: 

Giường tập, ga. gối 

3. Người bệnh

  • Người bệnh trang phục gọn gàng
  • Giải thích và hướng dẫn cách tập cho người bệnh.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tập vận động nâng xương vai lên trên và ra trước

  • Vị thế người bệnh: nằm nghiêng, cổ ở vị thế trung gian, hông và gối gập 90 độ
  • Vị thế kỹ thuật viên: đứng sau lưng, về phía đầu người bệnh.
  • Kỹ thuật viên dùng hai bàn tay chồng lên nhau và đặt ở trước mỏm cùng vai người bệnh:
  • Mệnh lệnh: “Nâng vai lên hướng về phía trước”.
    • Kéo giãn: xương vai được kéo trượt trên lồng ngực theo chiều hạ xuống, ra sau và vào trong theo hướng chuyển động..
    • Đề kháng: kỹ thuật viên tạo lực đề kháng cử động của xương vai bằng một lực kéo theo vòng cung của cử động.

2. Tập vận động hạ xương vai xuống dưới và ra sau

  • Vị thế người bệnh: nằm nghiêng, cổ ở vị thế trung gian, hông và gối gập 90 độ
  • Vị thế kỹ thuật viên: đứng sau lưng, về phía đầu người bệnh.
  • Một bàn tay kỹ thuật viên đặt trên góc dưới xương và bàn tay kia đặt trên vai.
    • Mệnh lệnh: “Hạ vai xuống và ra sau
    • Kéo giãn: Lực căng trên các nhóm cơ hạ xương vai như: cơ răng trước, cơ trám và cơ lưng rộng theo hướng chuyển động.
    • Đề kháng:kỹ thuật viên tạo lực kéo theo vòng cung của cử động xương vai trên lồng ngực,kỹ thuật viên hạ thấp 2 khuỷu tay xuống khi thực hiện cử động

3. Tập vận động nâng xương vai trên và ra sau

  • Vị thế người bệnh: nằm nghiêng, cổ ở vị thế trung tính, háng và gối gập 90 độ
  • Vị thế kỹ thuật viên đứng sau lưng, về phía đầu người bệnh.
  • Kỹ thuật viên dùng hai bàn tay chồng lên nhau và đặt ở vùng mỏm cùng vai:
    • Mệnh lệnh: “Nâng vai lên hướng về phía sau”
    • Kéo giãn: xương vai được kéo trượt trên lồng ngực theo chiều hạ xuống, ra trước.
    • Đề kháng: kỹ thuật viên tạo lực đề kháng cử động của xương vai bằng một lực kéo dọc theo vòng cung của cử động, kỹ thuật viên hạ thấp 2 khuỷu tay xuống khi thực hiện cử động

4. Tập vận động hạ xương vai xuống dưới và ra trước

  • Vị thế người bệnh: nằm nghiêng, cổ ở vị thế trung tính, hông và gối gập 90
  • Vị thế kỹ thuật viên đứng sau lưng, về phía đầu người bệnh.
  • Một bàn tay của kỹ thuật viên ở phía trước và tay phía sau bờ vai và nách người bệnh.
    • Mệnh lệnh: “Hạ vai xuống về phía trước”
    • Kéo giãn: Lực căng trên các nhóm cơ hạ xương vai: cơ răng trước, cơ trám và cơ lưng rộng.
    • Đề kháng: kỹ thuật viên tạo lực kéo dọc theo vòng cung của cử động .

5. Tập kết hợp nâng xương chậu lên trên ra trước và hạ xương vai xuống dưới ra sau

  • Vị thế người bệnh: Nằm nghiêng trên bàn,khớp háng và khớp gối gấp 90 độ
  • Vị thế kỹ thuật viên: Ở phía sau người bệnh, khoảng ngang ngực
  • Bàn tay xa kỹ thuật viên đặt phía trước mào chậu,bàn tay gần đặt ở trên vai hay góc trong xương vai.
    • Mệnh lệnh: “Gập người lại, cuốn người lại”
    • Kéo giãn:giữ xương chậu ở tư thế hạ xuống và ra sau,vai giữa trong tư thế nâng lên & ra trước, thân mình kéo dài.
    • Đề kháng: Với tất cả các thành phần của mẫu vận động theo hướng ngược chiều cử động.

6. Tập kết hợp hạ xương chậu xuống dưới ra sau và nâng xương vai lên trên ra trước

  • Vị thế người bệnh: Nằm nghiêng trên bàn,khớp háng khớp gối gấp 90 độ
  • Vị thế kỹ thuật viên: Ở phía sau người bệnh, khoảng ngang ngực
  • Bàn tay xa của kỹ thuật viên đặt ở ụ ngồi, bàn tay gần đặt phía trước mỏm cùng vai.
    • Mệnh lệnh: “Đẩy xa ra, vừa đẩy vai lên vừa đẩy hông xuống”
    • Kéo giãn: Xương chậu ở tư thế nâng lên và ra trước ,xương vai ở tư thế hạ xuống ra sau. 
    • Đề kháng: Với tất cả các thành phần của mẫu vận động theo hướng ngược chiều cử động. 

7. Tập vận động gấp, dạng, xoay ngoài chi trên

  • Vị thế người bệnh: nằm ngửa sát cạnh bàn
  • Vị thế kỹ thuật viên: đứng ở cạnh bàn khoảng ngang vai.
  • Bàn tay xa của kỹ thuật viên cầm nắm kiểu cơ giun, bàn tay gần cầm nắm kiểu cơ giun tạo “đường hầm”.
    • Mệnh lệnh: “Đưa bàn tay và cánh tay lên”
    • Kéo giãn: Xương vai hạ xuống và ra trước, vai duỗi xoay trong, cẳng tay quay sấp, cổ tay và các ngón tay gập.
    • Đề kháng: Với tất cả các thành phần của mẫu vận động theo hướng ngược chiều cử động. 

8. Tập vận động duỗi, khép và xoay trong chi trên

  • Vị thế người bệnh: nằm ngửa sát cạnh bàn
  • Vị thế kỹ thuật viên: đứng ở cạnh bàn khoảng ngang vai:
  • Mệnh lệnh: “Nắm chặt bàn tay và hạ cánh tay xuống”
  • Đề kháng:Với tất cả các thành phần của mẫu vận động theo hướng ngược chiều cử động.

9. Tập vận động gấp, khép và xoay ngoài chi trên

  • Vị thế người bệnh: nằm ngửa sát cạnh bàn
  • Vị thế kỹ thuật viên: đứng ở cạnh bàn khoảng ngang vai.
  • Bàn tay xa của kỹ thuật viên tiếp xúc với mặt lòng bàn tay người bệnh, bàn tay gần cầm nắm kiểu cơ giun tạo“ đường hầm”.
  • Mệnh lệnh: “Nắm chặt tôi, đưa tay lên cao ngang qua mặt”
  • Kéo giãn: Xương vai hạ xuống và ra sau, vai duỗi xoay trong, cổ tay và các ngón tay duỗi.
  • Đề kháng: Với tất cả các thành phần của mẫu vận động theo hướng ngược chiều cử động.

10. Tập vận động duỗi, dạng và xoay trong chi trên:

  • Vị thế người bệnh: nằm ngửa sát cạnh bàn
  • Vị thế kỹ thuật viên: đứng ở cạnh bàn khoảng ngang vai.
  • Bàn tay xa của kỹ thuật viên cầm nắm kiểu cơ giun trên mặt lưng bàn tay người bệnh, bàn tay gần cầm nắm kiểu cơ giun tạo“đường hầm”.
    • Mệnh lệnh:“Mở bàn tay và hạ tay xuống bàn”
    • Kéo giãn: Xương vai ở tư thế nâng lên và ra trước, vai gập xoay ngoài, khuỷu thẳng, cổ tay và các ngón tay gập.
    • Đề kháng: Với tất cả các thành phần của mẫu vận động theo hướng ngược chiều cử động. 

11. Tập vận động ở tư thế ngồi

  • Vị thế người bệnh: Ngồi trên ghế
  • Vị thế kỹ thuật viên: Ở phía trước người bệnh
  • Đề kháng:
    • Nén ép trên đầu
    • Nén ép trên hai vai
    • Lực kéo lên trên từ góc dưới xương vai 
  • Động tác :
    • Gập thân mình tới trước có lực đề kháng 
    • Duỗi thân mình ra sau có lực đề kháng 

VI. THEO DÕI

  • Theo dõi có biểu hiện quá sức ở người bệnh.
  • Theo dõi sự tiến triển của người bệnh

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Đau cơ: Thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, các biện pháp vật lí trị liệu. 
  • Tập quá sức: Nghỉ ngơi.
  • Ngã khi tập: Chú ý cẩn thận, tránh ngã.

Bạn không thể copy nội dung ở trang này