Kỹ Thuật Xoa Bóp Bằng Máy

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Xoa bóp bằng máy là sử dụng một nhóm các thủ thuật xoa nắn bằng máy hoặc chân không tại các mô của cơ thể một cách khoa học và hệ thống nhằm mục đích điều trị hay dự phòng.
  • Xoa bóp được đánh giá là một trong những phương pháp điều trị đa năng có tác dụng điều trị nhiều bệnh.
  • Các động tác xoa bóp tác động trực tiếp lên các thụ cảm thể thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các phản xạ thần kinh đáp ứng từ đó gây nên tác dụng điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế hệ thần kinh gây thư giãn, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ, và điều hòa chức năng nội tạng. Xoa bóp trực tiếp lên các dây thần kinh hay đám rối thần kinh có thể gây tăng hoặc giảm cảm giác, kích thích vận động, kích thích quá trình phát triển tái sinh nhanh những sợi thần kinh bị tổn thương.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Đau mỏi toàn thân (sau sốt siêu vi khuẩn).
  • Thư giãn toàn thân trong những trường hợp người bệnh có biểu hiện rối loạn
  • tâm thần.
  • Mất ngủ cơ năng do nguyên nhân gây stress.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Tình trạng nhiễm trùng.
  • Bệnh nhân ung thư.
  • Bệnh nhân bị các bệnh lý về hệ tạo máu.
  • Bệnh nhân bị bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối.
  • Bệnh nhân bị bệnh da liễu.
  • Bệnh nhân quá suy kiệt.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng,cán bộ tế hành nghề được đào tạo.
  • Cần nắm vững các động tác kỹ thuật.
  • Cần thư giãn thoải mái, chọn tư thế, vị trí thích hợp thoải mái để đảm bảo thực
  • hiện kỹ thuật dễ dàng, ít thay đổi vị trí hoặc có những động tác không cần thiết.

2. Phương tiện

  • Phòng xoa bóp đòi hỏi phải thông thoáng nhưng đủ kín đáo để người bệnh và người làm thấy thoải mái dễ chịu.
  • Máy xoa bóp: cần kiểm tra tình trạng hoạt động của máy, các chế độ hoạt động của máy.
  • Sử dụng dầu xoa hoặc bột tan để dễ dàng thực hiện động tác, tránh gây đau cho người bệnh.

3. Người bệnh

  • Giải thích cặn kẽ cho người bệnh tác dụng của xoa bóp, cách thức làm kỹ thuật để người bệnh yên tâm kết hợp thực hiện.
  • Người bệnh cần thoải mái và thư giãn toàn bộ cơ thể, vùng cơ thể khi đang thực hiện kỹ thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Hồ sơ:kiểm tra hồ sơ người bệnh. Tình trạng bệnh. Vùng điều trị và cách thức điều trị.
  • Bệnh án: cần ghi chép tỉ mỉ về các tình trạng triệu chứng của người bệnh trước điều trị, sau điều trị, sau mỗi đợt điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Kiểm tra hồ sơ: kiểm tra đúng tên người. Cách điều trị, phương pháp điều trị, y lệnh đã được chỉ định
  • Kiểm tra người bệnh: xem có đúng bệnh nhân. 
  • Vùng điều trị.  
  • Thực hiện kỹ thuật:
    • Xoa bóp với máy xoa bóp cơ: người kỹ thuật viên bộc lộ vùng điều trị. Xoa nhẹ bột tan hoặc dầu lên vùng điều trị. Đặt máy xoa bóp, điều chỉnh chế độ theo chỉ định, đặt thời gian điều trị, thường khoảng 20 phút và tiến hành di chuyển chậm và nhẹ nhàng máy xoa bóp trên vùng da điều trị. Sau khi hết thời gian điều trị, máy sẽ báo và ngắt hoạt động. Sau khi kết thúc thời gian điều trị kỹ thuật viên sẽ rời máy ra khỏi người bệnh. Kiểm tra vùng da điều trị. Đánh giá kết quả điều trị. Viết nhận xét theo dõi trong quá trình điều trị.
    • Đối với máy xoa bóp bằng chân không: cố định bộ phận phần tạo chân không vào vùng điều trị, đặt chế độ độ được chỉ định. Đặt thời gian điều trị.
    • Sau khi kết thúc thời gian điều trị, tháo thiết bị trên người bệnh nhân. Đánh giá kết quả điều trị. Viết nhận xét theo dõi trong quá trình điều trị.

Thời gian 20 – 30 phút.

VI. THEO DÕI

  • Tình trạng vùng điều trị. Tình trạng tiến triển của bệnh.
  • Tình trạng sức khỏe nói chung.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

Không có.

Theo: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG (ĐỢT 2) (Ban hành kèm theo Quyết định số 5737/QĐ-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Bạn không thể copy nội dung ở trang này