Quy Trình Điều Trị Bằng Laser Công Suất Thấp

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Thường sử dụng laser bán dẫn, HeNe, nitơ công suất 10-30 MW. 
  • Tác dụng do hiệu ứng sinh học. 

II. CHỈ ĐỊNH

  • Chống viêm, chống phù nề nông. 
  • Kích thích tái tạo mô, làm liền vết thương, vết loét. 
  • Giảm đau cục bộ. 
  • Châm cứu bằng laser. 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Sốt cao, u ác tính
  • Chiếu trực tiếp vào mắt. 
  • Đang chảy máu. 

IV. CHUẨN BỊ

  • Người thực hiện: bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu. 
  • Phương tiện
    • Kiểm tra máy laser, các thông số kỹ thuật của máy, chọn loại laser theo chỉ định. 
  • Người bệnh
    • Giải thích cho người
    • Tư thế của người bệnh phải thoải mái (nằm hoặc ngồi. )
    • Bộc lộ và kiểm tra vùng chiếu laser. Với các vết thương vết loét nên được thay băng làm sạch dịch mủ và các mô hoại tử bề mặt. 
  • Hồ sơ bệnh án, phiếu điều trị chuyên khoa 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Chọn các tham số kỹ thuật theo chỉ định
  • Chiếu thẳng góc với bề mặt da, chiếu vào giác mạc chếch theo tiếp tuyến
  • Hết giờ điều trị: tắt đèn kiểm tra vùng da chiếu, thăm hỏi người bệnh, ghi chép phiếu. 

VI. THEO DÕI

  • Hoạt động của máy, các thông số, chùm tia. 
  • Phản ứng và cảm giác của người bệnh

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Bảo đảm an toàn theo nhóm laser II và IIIa ( cần nhìn trực tiếp).

Bạn không thể copy nội dung ở trang này