Quy Trình Điều Trị Bằng Máy Kéo Giãn Cột Sống

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Kéo giãn cột sống bằng máy dựa trên nguyên lý cơ học có điều chỉnh kéo, chế độ, thời gian theo yêu cầu lên cột sống

II. CHỈ ĐỊNH

  • Thoái hóa cột sống
  • Thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu, thoát vị đĩa đệm vừa và nhẹ
  • Hội chứng đau lưng và thắt lưng do nguyên nhân ngoại vi (cơ, dây chằng). 
  • Vẹo cột sống do tư thế

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Tổn thương thực thể cột sống: ung thư, lao, viêm tấy áp xe vùng lưng 
  • Chấn thương cột sống có gãy xương biến dạng
  • Bệnh lý tủy sống và ống sống
  • Thoái hóa cột sống có các cầu xương nối các đốt sống
  • Viêm cột sống dính khớp 
  • Loãng xương nặng
  • Người bệnh già, suy kiệt 
  • Trẻ em
  • Cao huyết áp, các bệnh tim nặng
  • Phụ nữ có thai, đang có kinh nguyệt

IV. CHUẨN BỊ

  • Người thực hiện
    • Bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu
  • Phương tiện: 
    • Máy kéo giãn cột sống cổ, hệ thống bàn kéo và các phụ kiện khác. 
    • Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy
  • Người bệnh
    • Giải Thích
    • Cố định trên bàn hoặc ghế kéo đúng tư thế
    • Hướng dẫn người bệnh sử dụng công tắc an toàn
  • Hồ sơ bệnh án: phiếu điều trị chuyên khoa

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Cố định đai kéo tùy theo vùng điều trị theo đúng chỉ định
  • Đặt các thông số trên máy tùy theo chỉ định (lực kéo, chế độ, thời gian) 
  • Kéo theo chương trình hay điều chỉnh bằng tay
  • Bấm nút kéo
  • Kết thúc điều trị: tháo bỏ đai cố định, thăm hỏi người bệnh để người bệnh nằm nghỉ tại chỗ 5-10 phút, ghi chép hồ sơ

VI. THEO DÕI

  • Cảm giác và phản ứng của người bệnh 
  • Tình trạng hoạt động của máy

VII. TAI BIẾN XỬ TRÍ

  • Đau chói vùng kéo: ngừng kéo, kiểm tra theo dõi, xử trí theo phác đồ
  • Đau tăng dần và kéo dài: kiểm tra theo dõi

Bạn không thể copy nội dung ở trang này