Quy Trình Điều Trị Bằng Dòng Xung Giao Thoa

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Dòng giao thoa là dòng điện xung xoay chiều do sự giao thoa của hai hoặc nhiều dòng điện xung cùng đồng thời tác động tại một điểm hay một vùng tạo nên nhóm xung ( xung bọc). 
  • Các dòng xung cơ bản thường là xoay chiều trung tần, xung tạo nên là nhóm xung cơ thể điện biến 10 – 20Hz và độ sâu 10-100%. 

II. CHỈ ĐỊNH

  • Giảm đau: sau chấn thương, phẫu thuật, đau thần kinh, đau cơ, xương, khớp. . . 
  • Kích thích cơ bị bại, liệt, đặc biệt liệt do tổn thương thần kinh ngoại biên, làm tăng cường sức cơ (thể dục điện). 
  • Kích thích cải thiện tuần hoàn ngoại vi. 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Người mang máy tạo nhịp tim. 
  • Sốt cao, khối u ác tính, bệnh lao tiến triển. 
  • Mất cảm giác ở vùng điều trị. 
  • Trực tiếp trên những vùng da tổn thương, viêm cấp tính, thai nhi
  • Nghi ngờ có gãy xương hay trật khớp, chảy máu hoặc nguy cơ bị chảy máu, huyết khối. 

IV. CHUẨN BỊ

  • Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu. 
  • Phương tiện
    • Máy điện xung có dòng giao thoa và các phụ kiện: kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy. 
  • Người bệnh
    • Giải thích cho người bệnh 
    • Tư thế người bệnh phải thoải mái (nằm hoặc ngồi). 
    • Bộc lộ và kiểm tra vùng da điều trị. 
  • Hồ sơ bệnh án, phiếu điều trị chuyên khoa

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Thực hiện kỹ thuật
    • Đặt điện cực lên vùng điều trị theo chỉ định
    • Điều chỉnh cường độ dòng điện tăng dần theo cảm giác (co bóp, không đau)
    • Hết thời gian điều trị: điều chỉnh cường độ dòng điện giảm dần về “0”, tắt máy, tháo điện cực
  • Kiểm tra vùng da đặt điện cực, thăm hỏi người bệnh, ghi chép hồ sơ. 

VI. THEO DÕI

  • Cảm giác và phản ứng người bệnh. Hoạt động của máy

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Điện giật: và xử trí theo phác đồ
  • Dị ứng vùng da đặt điện cực: Xử trí theo phác đồ.

Bạn không thể copy nội dung ở trang này