I. ĐẠI CƯƠNG
1. Khái niệm
- DSM IV – Diagnostics Statistical Manual of Mental Disorders, 4th Edition – là Sổ tay Thống kê chẩn đoán các rối loạn tâm thần xuất bản lần thứ 4.
- Mục đích của lượng giá theo DSM IV: là để chẩn đoán xác định tự kỷ ở trẻ em.
2. Nội dung DSM-IV chẩn đoán tự kỷ:
gồm 2 nhóm tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn 1:
(1) Khiếm khuyết về chất lượng quan hệ xã hội: có ít nhất hai dấu hiệu
- Khiếm khuyết sử dụng hành vi không lời.
- Kém phát triển mối quan hệ bạn hữu tương ứng với lứa tuổi.
- Thiếu chia sẻ quan tâm thích thú.
- Thiếu quan hệ xã hội hoặc thể hiện tình cảm.
(2) Khiếm khuyết chất lượng giao tiếp: có ít nhất một dấu hiệu
Chậm/không phát triển về kỹ năng nói so với tuổi.
Nếu trẻ nói được thì có khiếm khuyết về tự khởi xướng và duy trì hội thoại.
Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp, rập khuôn hoặc ngôn ngữ lập dị.
Thiếu kỹ năng chơi đa dạng,giả vờ, bắt chước mang tính xã hội phù hợp với tuổi.
(3) Mối quan tâm gò bó, định hình, trùng lặp và hành vi bất thường: có ít nhất một dấu hiệu
- Bận tâm bao trùm, thích thú mang tính định hình bất thường cả về cường độ và độ tập trung.
- Bị cuốn hút không cưỡng lại được bằng các cử động, nghi thức.
- Cử động chân tay lặp lại hoặc rập khuôn.
- Bận tâm dai dẳng với những chi tiết của vật.
Tiêu chuẩn 2:
Quan hệ xã hội.
Ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp xã hội.
Chơi mang tính biểu tượng hoặc tưởng tượng.
II. CHỈ ĐỊNH
- Trẻ chậm phát triển tinh thần, chậm phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ Tự Kỷ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Không có
IV.CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ phục hồi chức năng, bác sĩ tâm thần; kỹ thuật viên ngôn ngữ; cử nhân tâm lý.
2. Phương tiện
Dụng cụ học tập: sách, tranh, đồ chơi….
3. Người bệnh
Trẻ không đang giai đoạn ốm sốt.
4. Hồ sơ bệnh án
Điền đầy đủ thông tin theo quy định của Bộ Y tế.
Ghi nhận xét trước lượng giá.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Đối chiếu chỉ định lượng giá và tên trẻ.
Tiến hành lượng giá: thời gian lượng giá từ 20 – 30 phút.
- Bước 1: giao tiếp với gia đình, làm quen với trẻ.
- Bước 2: hỏi cha mẹ kết hợp với quan sát, giao tiếp với trẻ. Đánh dấu (+ ) vào các mục trẻ có biểu hiện (có thể ghi rõ các dấu hiệu).
- Bước 3: đối chiếu với tiêu chuẩn chẩn đoán để đưa ra kết luận
- Tiêu chuẩn 1: tổng các dấu hiệu từ các mục (1), (2), (3 )lớn hơn hoặc bằng sáu dấu hiệu, trong đó ít nhất có hai dấu hiệu từ mục (1); một dấu hiệu từ mục (2) và một dấu hiệu từ mục (3).
- Tiêu chuẩn 2: chậm hoặc có rối loạn ở một trong các lĩnh vực đó trước ba tuổi.
VI. THEO DÕI
- Sự hợp tác của cha mẹ và trẻ trong quá trình lượng giá.
VII. TAI BIẾN
- Không có.
Theo: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG (ĐỢT 2) (Ban hành kèm theo Quyết định số 5737/QĐ-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)