Trắc Nghiệm Nhặt Đồ Vật Theo Moberg

1. ĐẠI CƯƠNG

Bài kiểm tra khả năng nhặt đồ vật theo Moberg là một bài kiểm tra tiêu chuẩn để đánh giá sự khéo léo của bàn tay và khả năng nhạy bén của chức năng, lượng giá sự dẫn truyền cảm giác trong phân bố của thần kinh giữa. Đây là một bài kiểm tra tính thời gian đầu tiên được sử dụng trong phục hồi chức năng thần kinh để đánh giá hoạt động vận động của tay. Bài đánh giá đơn giản và nhanh chóng, dễ dàng triển khai và không tốn kém để thực hiện.

2. CHỈ ĐỊNH

Bài kiểm tra khả năng nhặt đồ vật theo Moberg được sử dụng để đánh giá hoạt động chức năng ở những người bệnh mắc bệnh lý bàn tay bao gồm:

  • Hội chứng ống cổ tay Bệnh viêm bàn tay
  • Viêm khớp dạng thấp Viêm xương khớp
  • Tổn thương dây thần kinh ngoại biên

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Suy giảm nhận thức
  • Suy giảm thị lực
  • Mất khả năng tập trung

4. THẬN TRỌNG

5. CHUẨN BỊ

5.1. Người thực hiện: 

01 người

a) Nhân lực trực tiếp

01 Bác sĩ phục hồi chức năng

01 Kỹ thuật viên phục hồi chức năng hoặc kỹ thuật viên hoạt động trị liệu b) Nhân lực hỗ trợ: không có

5.2. Thuốc: không có

5.3. Vật tư:

  • Bàn, ghế, đồng hồ bấm giờ, bịt mắt.
  • Hộp nhựa 3 x 8 x 5 cm
  • 12 Vật thể kim loại nhỏ
  • Đinh nhỏ 5 cm
  • Kẹp giấy 3,3 và 2,8 cm
  • Vòng đệm đường kính 1,4 cm
  • Kim băng 3,8 cm
  • Đai ốc đầu vuông, đai ốc có sáu cạnh
  • Một đai ốc cánh
  • Đồng xu đường kính 2,8 cm và 2,2 cm
  • Chìa khóa 5,5 cm

5.4. Trang thiết bị : không có

5.5. Người bệnh

Người bệnh hiểu được mục đích của quá trình lượng giá.

Người bệnh hợp tác để hoàn thành quá trình lượng giá đảm bảo chính xác, an toàn.

5.6. Hồ sơ bệnh án

Chẩn đoán, ngày lượng giá và kết quả lượng giá.

5.7. Thời gian thực hiện kỹ thuật: 0,3 – 0,5 giờ

5.8. Địa điểm thực hiện: phòng vận động trị liệu hoặc hoạt động trị liệu

5.9 Kiểm tra hồ sơ:

Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tính chính xác của người bệnh: đúng người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng vị trí cần thực hiện kỹ thuật…

Đầy đủ hồ sơ bệnh án theo quy định hoặc phiếu điều trị chuyên khoa.

6. TIẾN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT

Bước 1

  • Xác định và ghi chép tay thuận và tay không thuận.
  • Bài kiểm tra khả năng nhặt đồ vật theo Moberg được thực hiện trong hai giai đoạn; 1) mở mắt, và 2) nhắm mắt. Đối với mỗi giai đoạn của bài kiểm tra, tay thuận được kiểm tra đầu tiên.

Bước 2: Thực hiện nhặt đồ vật với tay thuận, mở mắt

  • Bài kiểm tra sử dụng một hộp nhựa, một đồng hồ bấm giờ 12 vật nhỏ bằng kim loại (vít, đinh, kẹp giấy, vòng đệm, kim băng, đai ốc nhỏ, đai ốc lớn, đồng xu và chìa khó.
  • Người được kiểm tra ngồi trên ghế ở phía trước mặt bàn, 12 vật nhỏ được phân tán ngẫu nhiên phía bên tay thuận, hộp đựng được đặt bên tay đối diện.
  • Người được kiểm tra được hướng dẫn dùng tay thuận nhặt từng đồ vật một và đặt chúng vào hộp càng nhanh càng tốt, trong quá trình nhặt vật không được trượt trên mặt bàn, không được nhặt nhiều đồ vật cùng 1 lúc.
  • Thời gian được ghi lại từ lúc bắt đầu nhặt cho đến khi vật cuối cùng được thả vào trong hộp

Bước 3: Thực hiện nhặt đồ vật với tay không thuận, mở mắt

  • KTV phân bố lại 12 đồ vật ngẫu nhiên phía bên tay không thuận, hộp đựng được đặt bên tay đối diện
  • Người được kiểm tra tiến hành tương tự như làm với tay thuận.
  • Thời gian được ghi lại từ lúc bắt đầu nhặt vật cho đến khi vật cuối cùng được thả vào trong hộp.

Bước 4: Thực hiện nhặt đồ vật với tay thuận, với mắt bịt

  • Quá trình được thực hiện tương tự, người được kiểm tra tiến hành nhặt vật bằng tay thuận nhưng với mắt được bịt lạ
  • Thời gian được ghi lại từ lúc bắt đầu nhặt vật cho đến khi vật cuối cùng được thả vào trong hộp.

Bước 5: Thực hiện nhặt đồ vật với tay không thuận, với mắt bịt

  • Yêu cầu người được kiểm tra thực hiện lặp lại tương tự nhặt vật với tay không thuận, mắt bịt
  • Thời gian được ghi lại từ lúc bắt đầu nhặt vật cho đến khi vật cuối cùng được thả vào trong hộp.

7. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Theo dõi tình trạng tri giác, nhận thức và dấu hiệu sinh tồn của người bệnh trong suốt quá trình thực hiện kỹ thuật.
  • Khi muốn đánh giá tiến bộ của người bệnh hoặc điều chỉnh chương trình điều trị, KTV có thể đánh giá lại bằng cách sử dụng
  • Trong quá trình đo lường/ đánh giá: Việc đo lường/ đánh giá nên dừng lại nếu người bệnh có các dấu hiệu sau như co giật, đau đầu, mệt và cảm giác khó chịu. Kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn và báo BS điều trị phối hợp xử trí
  • Báo cáo cấp trên khi có tình huống bất ngờ xảy ra, đồng thời phối hợp cùng các chuyên khoa khác xử trí.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Amirjani N, Ashworth NL, Gordon T, Edwards DC, Chan KM, Normative values and the effects of age, gender, and handedness on the Moberg Pick‐Up Test. Muscle & Nerve: Official Journal of the American Association of Electrodiagnostic Medicine. 2007 Jun; (6):788-9

2. Santos-Eggimann B, Ballan K, Fustinoni S, Büla C, Measuring Slowness in Old Age: Times to Perform Moberg Picking-Up and Walking Speed Tests. Journal of the American Medical Directors Association. 2020 May 11

3. Térémetz, M., Colle, F., Hamdoun, S., Maier, M. A., & Lindberg, P. G., A novel method for the quantification of key components of manual dexterity after stroke. Journal of neuroengineering and rehabilitation, 12, 6https://doorg/10.1186/s12984-015-0054-0

4. Moberg, E. Objective methods for determining the functional value of sensibility in the hand. The Journal of bone and joint surgery. British volume, 40B(3), 454–47DOI: 10.12/01-620X.40B454

Theo HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG (ĐỢT 4) (Ban hành kèm theo Quyết định số QĐ -BYT ngày 28/09/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế )

Bạn không thể copy nội dung ở trang này