Quy Trình Điều Trị Bằng Oxy Cao Áp

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Điều trị bằng môi trường khí có tỷ lệ oxy áp lực cao trong buồng khí
  • Có nhiều loại buồng khí oxy cao áp (một người, nhóm) có hệ thống điều chỉnh áp lực, quan sát từ ngoài, giao tiếp lời nói người bệnh và bên ngoài
  • Chỉ định điều trị ngày càng rộng kể cả trong cấp cứu hồi sức

II. CHỈ ĐỊNH

  • Ngất do đuối nước, thở không khí đặc khói
  • Một số bệnh ở da, bỏng
  • Ngộ độc khí oxit cacbon
  • Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim
  • Một số bệnh nhi liên quan đến thiếu oxy
  • Để đảm bảo hiệu quả an toàn cần có sự hợp tác của PHCN với cấp cứu hối sức

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Bệnh tâm thần, động kinh, xuất huyết đe dọa xuất huyết
  • Sốt cao, huyết áp cao, quá suy kiệt
  • Phản ứng mạnh với sóng trong phòng kín

IV. CHUẨN BỊ

  • Người thực hiện
    • Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
  • Phương tiện:
    • hệ thống buồng oxy cao áp, các thông số kỹ thuật
    • Nguồn oxy sử dụng
    • Phương tiện cấp cứu khi gặp tai biện
  • Người bệnh
    • Giải thích
    • Hướng dẫn khi ở trong phòng cao áp
  • Hồ sơ bệnh án: phiếu điều trị chuyên khoa

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Hướng dẫn đưa người bệnh vào phòng cao áp Áp suất oxy, chế độ, thời gian theo chỉ định
  • Hết thời gian không khí trong buồng cao áp trở lại bình thường người bệnh nghỉ 12 phút trước khi ra khỏi phòng
  • Thăm hỏi người bệnh, ghi chép hồ sơ

VI. THEO DÕI

  • Cảm giác và phản ứng của người bệnh trong quá trình điều trị
  • Quan sát thông số áp lực oxy, nhiệt độ trong buồng

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Phản ứng mạnh khi ở trong buồng kín (hội chứng buồng kín): ngừng điều trị, ra khỏi buồng, kiểm tra theo dõi theo và xử trí theo phác đồ
  • Choáng ngất: ngừng điều trị xử trí theo phác đồ
  • Cháy nổ do oxy, điện: tắt toàn bộ hệ thống (tay hoặc tự động) xử trí theo phác đồ

Bạn không thể copy nội dung ở trang này