Kỹ Thuật Gương Trị Liệu

I. ĐẠI CƯƠNG

Dùng phương pháp gương trong điều trị lần đầu tiên được thực hiện bởi V.S. Ramachandran vào năm 1996 trên những người bệnh đau chi mà sau khi bị cắt cụt chi. Sau đó, nhiều nghiên cứu khác đ chứng minh được hiệu quả của việc dùng phương pháp gương trong phục hồi chức năng vận động ở những người bệnh liệt nửa người do đột quỵ. Đặc biệt cải thiện tầm vận động, tốc độ cũng như độ khéo léo của bàn tay, chức năng chi dưới.

XEM THÊM: ĐAU CHI MA VÀ LIỆU PHÁP GƯƠNG

II. CHỈ ĐỊNH

Phục hồi chức năng chi trên và chi dưới ở các giai đoạn của liệt nửa người do tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, viêm não, viêm màng não, đau chi do cắt cụt chi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Thận trọng khi người bệnh còn trong tình trạng cấp cứu. 

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng.
  • Kỹ thuật viên phục hồi chức năng đ được đào tạo và thành thạo kỹ thuật.
  • Người nhà và bản thân người bệnh đ được hướng dẫn đầy đủ.

2. Phương tiện

  • Hộp gương có kích thước phù hợp cho chi trên và chi dưới.
  • Bóng cao su.
  • Bàn tập, ghế gối.
  • Phòng yên tĩnh.

3. Người bệnh

Được thông báo, giải thích rõ ràng để người bệnh và gia đình yên tâm, hợp tác. 

4. Hồ sơ bệnh án

Ghi chép đầy đủ

V. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

  • Chỉ định điều trị.
  • Thời gian điều trị.
  • Các thông số đánh giá về chức năng bàn tay liệt của người bệnh trước khi điều trị.

2. Kiểm tra người bệnh

  • Tình trạng người bệnh trước khi tập.

3. Thực hiện kỹ thuật

Bước 1: bộc lộ vùng cần điều trị (chi trên hoặc chi dưới).

Chi trên:

Bước 2: gương đặt trên bàn, trước mặt người bệnh. Tay lành của người bệnh sẽ được đặt đối diện với gương. Tay liệt đặt phía đằng sau gương.

Bước 3: trong suốt thời gian tập, người bệnh sẽ quan sát cử động của tay lanh qua gương, cố gắng tưởng tượng tay cử động trong gương chính là tay liệt. Đồng thời, cử động tay liệt theo tay lành.

Các bài tập cho bàn tay và cổ tay như sau:

  • Thực hiện các cử động bình thường của bàn tay như gập duỗi, dang khép các ngón tay, đối chiếu ngón cái với các ngón tay khác. 
  • Thực hiện các cử động của cổ tay như gập duỗi cổ tay, nghiêng trụ, nghiêng quay cổ tay.
  • Tập với dụng cụ làm tăng sức mạnh bàn tay như bóng cao su hoặc miếng mút.

Tiến hành can thiệp phương pháp gương trong thời gian 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.

Thực hiện 5 ngày/tuần x 4 tuần. 

Chi dưới

Bước 2: gương được đặt ở đường giữa cơ thể và giữa hai chân của người bệnh. trong khi quan sát chuyển động của chi không bị ảnh hưởng được phản chiếu qua gương.

Bước 3: người bệnh thực hiện các động tác co duỗi đồng thời hai bên của chi dưới

Thực hiện 20 – 30 phút/lần/ngày x 5 ngày/tuần x 4 tuần. 

VI. THEO DÕI

Đánh giá tình trạng người bệnh trong và sau khi tập.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Vỡ gương nếu gây tai nạn cho người bệnh: xử trí cấp cứu theo quy định.
  • Chóng mặt, đau đầu, ngã: dừng tập và xử trí theo quy định.

Theo: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG (ĐỢT 2)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 5737/QĐ-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Hãy để lại lời bình

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bạn không thể copy nội dung ở trang này