Kỹ Thuật Phục Hồi Khả Năng Nhận Thức Bản Thân

Home / THƯ VIỆN TÀI LIỆU / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU / Kỹ Thuật Phục Hồi Khả Năng Nhận Thức Bản Thân

1. ĐẠI CƯƠNG

  • Khả năng nhận thức bản thân là khả năng nhận thức về các khía cạnh liên quan đến bản thân như các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, các yếu tố thể chất, tinh thần và xã hội.
  • Khiếm khuyết chức năng nhận thức bản thân có thể bao gồm các thiếu sót về cảm xúc, xã hội, thiếu sót trong nhận thức về hậu quả mà các khiếm khuyết đó có thể gây ra đến các hoạt động chức năng của họ.
  • Có nhiều kỹ thuật PHCN nhận thức bản thân khác nhau, trong đó phương pháp Luyện tập nhận thức tổng hợp MST (Metacognitive Strategy Training) được đánh giá là có hiệu quả tốt nhất.
  • Phương pháp PHCN nhận thức bản thân MST giúp người bệnh thực hiện các hoạt động chức năng và giảm thiểu sai sót khi thực hiện thông qua các chỉ dẫn có tính cấu trúc và lặp đi lặp lại nhiều lần, hoặc thông qua việc khuyến khích người bệnh tự giám sát quá trình tập.
  • Các tác vụ phức tạp có thể được chia nhỏ thành nhiều bước để tập luyện từng bước một.
  • Phương pháp MST không chỉ giúp cải thiện chức năng nhận thức bản thân mà còn thúc đẩy sự tiến bộ của các chức năng điều hành, trí nhớ, tập trung, ngôn ngữ và kỹ năng xã hội.

2. CHỈ ĐỊNH

Tất cả các trường hợp có suy giảm chức năng nhận thức bản thân

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Những người có rối loạn về hành vi, không có khả năng hợp tác trong quá trình can thiệp

4. THẬN TRỌNG

Không có

5. CHUẨN BỊ

5.1. Người thực hiện

a) Nhân lực trực tiếp

  • 01 Bác sĩ Phục hồi chức năng.
  • 01 Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng.

b) Nhân lực hỗ trợ: không có

5.2. Thuốc: 

Không có

5.3. Vật tư

  • Gương tập,
  • Bút, giấy, sổ ghi chép…
  • Máy tính
  • Dụng cụ như quân bài, gương, lược, kéo…
  • Khẩu trang y tế
  • Cồn sát khuẩn hoặc dung dịch khử khuẩn tay chứa cồn
  • Khăn lau tay
  • Ga giường
  • Gối

5.4. Trang thiết bị

  • Bàn tập
  • Ghế tập

5.5. Người bệnh

  • Người thực hiện giải thích cho người bệnh, người nhà về kỹ thuật trước khi thực hiện : mục đích, các bước tiến hành, biến chứng, nguy cơ có thể xảy ra …

5.6. Hồ sơ bệnh án

  • Xem xét giới tính, độ tuổi, dân tộc, chẩn đoán bệnh, bệnh sử trong quá khứ và hiện tại.

5.7. Thời gian thực hiện kỹ thuật: 

0,3 – 0,5 giờ

5.8. Địa điểm thực hiện: 

  • Phòng tập phục hồi chức năng

5.9. Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tính chính xác của người bệnh: đúng người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng vị trí cần thực hiện kỹ thuật…

6. TIẾN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ

  • Chỉ định của bác sĩ
  • Thông tin của người bệnh (các thông tin cá nhân, chẩn đoán, chỉ định, chống chỉ định …)

Bước 2: Kiểm tra người bệnh

  • Tình trạng người bệnh trước khi tập: dấu hiệu sinh tồn, các dấu hiệu của ý thức…

Bước 3: Thực hiện kỹ thuật

  • Các bước tiến hành
  • Kỹ năng thực hiện các hoạt động nhiệm vụ
    • Đánh giá kỹ năng, cách thực thực hiện các hoạt động nhiệm vụ của người bệnh
    • Ghi nhận điểm mạnh và điểm yếu của người bệnh khi thực hiện các hoạt động nhiệm vụ
  • Giám sát
    • Sử dụng các câu hỏi gợi mở để xem người bệnh hiểu các hoạt động nhiệm vụ đến mức nào, và xử lý tác vụ đó ra sao
    • Đưa ra các gợi ý để giúp người bệnh nhận thức rõ hơn về tác vụ thực hiện 
    • Ghi nhận các sai sót khi thực hiện tác vụ
  • Làm mẫu
    • Người can thiệp làm mẫu cách hoàn thành tác vụ trong trường hợp người bệnh gặp khó khăn trong việc thực hiện đúng tác vụ đó
    • Người bệnh thực hiện lại tác vụ sau khi được làm mẫu
  • Thách thức
    • Sau khi người bệnh đã thực hiện được tác vụ trước đó, người can thiệp đưa ra một tác vụ khác nâng cao hơn, có tính thách thức hơn.
    • Tác vụ sau không nên quá khó so với tác vụ trước
  • Tương tác hai chiều
    • Tạo điều kiện cho người bệnh được phản hồi, đặt câu hỏi hoặc trình bày, thảo luận về các vấn đề khác nhau liên quan đến quá trình thực hiện tác vụ
  • Đánh giá
    • Tạo điều kiện cho người bệnh đánh giá và nhận xét về tác vụ vừa thực hiện
    • Cùng với người bệnh đánh giá hiệu quả thực hiện tác vụ
  • Điều chỉnh
    • Điều chỉnh cách thức thực hiện tác vụ
    • Điều chỉnh mục tiêu tập luyện
    • Điều chỉnh chương trình và cường độ luyện tập

7. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Đánh giá tình trạng bệnh nhân khi tập luyện
  • Ghi vào bệnh án
  • Theo dõi sự tiến bộ về chức năng nhận thức bản thân của người bệnh.
  • Nếu người bệnh có các dấu hiệu như co giật, nhức đầu, đau ngực, mất ý thức, ngay lập tức ngừng tập. Báo cáo với người quản lý khi xảy ra tai biến, hợp tác với các nhà chuyên môn khác để hỗ trợ người bệnh.

Theo HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG (ĐỢT 4) (Ban hành kèm theo Quyết định số QĐ -BYT ngày 28/09/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế )

Bạn không thể copy nội dung ở trang này