Kỹ Thuật Tập Bắt Buộc Tay Bên Liệt (CIMT)

GHI CHÚ: MInh Dat Rehab dịch là Trị liệu Vận động Đồng Cưỡng Bức (cưỡng bức cả tay liệt tập, và cả tay lành không vận động).

XEM THÊM: KHÁI NIỆM VỀ TRỊ LIỆU VẬN ĐỘNG ĐỒNG CƯỠNG BỨC CIMT

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Kỹ thuật tập bắt buộc bên liệt (CIMT: Constraint induced movement therapy) là một phương pháp can thiệp cụ thể cho phục hồi chi trên và bàn tay liệt, được dựa trên sự liên kết thần kinh và những giả thuyết về việc học tập vận động (motor learning). Mục đích chính của phương pháp này là ép buộc tay liệt phải hoạt động tối đa tới mức có thể để hoạt hóa và kích thích các tế bào thần kinh nhằm đem lại cho người bệnh kết quả chức năng tốt hơn.
  • Kỹ thuật này áp dụng cho người bệnh liệt nửa người khi bên liệt có duỗi chủ động khớp cổ tay trên 200, gấp chủ động khớp bàn ngón tay và khớp liên đốt gần của 3 ngón dài trên 100.

II. CHỈ ĐỊNH

Các giai đoạn bán cấp, mạn tính của liệt nửa người do đột quỵ, chấn thương sọ não, viêm não, viêm màng não.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Trong tình trạng cấp cứu (trong 2 tuần đầu).

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng.
  • Kỹ thuật viên phục hồi chức năng đ được đào tạo và thành thạo kỹ thuật. 

2. Phương tiện

  • Găng tay, đai đeo, dụng cụ tập luyện…

3. Người bệnh

  • Được thông báo, giải thích rõ ràng để người bệnh và gia đình yên tâm, hợp tác.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Ghi chép đầy đủ.

V. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

  • Chỉ định điều trị.
  • Thời gian điều trị.
  • Các thông số đánh giá về chức năng bàn tay liệt của người bệnh trước khi điều trị.

2. Kiểm tra người bệnh

Tình trạng người bệnh trước khi tập.

3. Thực hiện kỹ thuật

  • Bước 1: bộc lộ vùng cẳng tay bàn tay bên lành.
  • Bước 2: tiến hành đeo găng tay vào tay bên lành. Hoặc dùng băng chun cuốn quanh bàn tay lành, chú ý không cuốn chặt. Hoặc dùng đai treo nâng đỡ cánh, cẳng, bàn tay lành.
  • Bước 3: thời gian đeo trong 90%thời gian thức trong giai đoạn  2 – 3 tuần, kết hợp với việc cố gắng vận động tay liệt trong khi luyện tập cũng như trong SHHN.
  • Bước 4: dùng danh mục thói quen để liệt kê chi tiết các hành động cần phải làm ở nhà trong khi bó tay nhằm mục đích tăng cường sử dụng tay liệt của người bệnh khi không ở bệnh viện.
  • Thời gian thực hiện 20 – 30 phút tùy tình trạng sức khỏe của người bệnh.

VI. THEO DÕI

  • Đánh giá tình trạng người bệnh sau khi tập.
  • Theo dõi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở tay lành sau thời gian tập.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Hầu như không có tai biến hay tác dụng phụ trong quá trình luyện tập.

Theo: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG (ĐỢT 2)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 5737/QĐ-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Hãy để lại lời bình

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bạn không thể copy nội dung ở trang này