Kỹ Thuật Tư Vấn Tâm Lý Cho Người Bệnh Hoặc Người Nhà

Home / THƯ VIỆN TÀI LIỆU / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT TÂM LÝ TRỊ LIỆU / Kỹ Thuật Tư Vấn Tâm Lý Cho Người Bệnh Hoặc Người Nhà

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Tư vấn tâm lý là việc làm rất cần thiết với người bệnh, đặc biệt với những người bệnh nặng và bệnh mạn tính.
  • Nhu cầu người bệnh luôn muốn biết bệnh tình của mình và khả năng chữa trị, đồng thời muốn có kết quả điều trị trong thời gian ngắn nhất.
  • Người tư vấn phải đảm bảo có những kỹ năng cơ bản:
    • Kỹ năng thuyết phục.
    • Kỹ năng chia sẻ.
    • Kỹ năng đồng cảm.
    • Kỹ năng kịp thời.
    • Kỹ năng hài hước và hợp tác.

II. CHỈ ĐỊNH

Người bệnh và người khuyết tật.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người rối loạn tâm thần, hành vi, mất khả năng nhận thức.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ phục hồi chức năng.

Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên phục hồi chức năng được đào tạo kỹ thuật.

2. Phương tiện

Có 01 phòng đủ rộng, thoáng mát, sạch sẽ, có đầy đủ bàn ghế làm việc có đường đi lên thuận tiện cho người đi xe lăn.

3. Người bệnh

Được động viên, giải thích tin tưởng vào các bác sĩ chữa bệnh.

4. Hồ sơ bệnh án

Phải có bệnh án và ghi chép đầy đủ, rõ ràng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Thời gian 20 – 30 phút.

1. Kiểm tra hồ sơ

  • Người tư vấn phải được nghiên cứu kỹ hồ sơ bệnh án và nắm rõ về tiền sử bệnh, diễn biến bệnh và những vấn đề về sức khỏe người bệnh hiện tại.

2. Kiểm tra người bệnh

  • Thăm khám người bệnh toàn diện, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người bệnh thông qua người bệnh và người nhà của người bệnh.

3. Thực hiện kỹ thuật

  • Tạo sự tập trung chú ý của người bệnh khi tiến hành tư vấn.
  • Giao tiếp thân thiện và đúng mực với người bệnh.
  • Chia sẻ với người bệnh về tình trạng bệnh tật.
  • Giải thích cho người bệnh về bệnh tật và tiên lượng bệnh.
  • Lắng nghe chia sẻ của người bệnh, hướng người bệnh tới sự an tâm,tin tưởng của người bệnh vào thầy thuốc điều trị bệnh.
  • Ghi chép tất cả những diễn biến tâm lý của người bệnh. 

VI. THEO DÕI

  • Trong quá trình tư vấn nếu người bệnh không chú ý lắng nghe và biểu hiện không hợp tác thì ngừng buổi tư vấn.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Người bệnh không hợp tác và tỏ ra không hợp tác như vậy buổi tư vấn không đạt kết quả.
  • Nên thay đổi người tư vấn và chuẩn bị kỹ một số ca lâm sàng điển hình và sự thành công của quá trình điều trị để thuyết phục người bệnh để họ an tâm điều trị.
Theo: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG (ĐỢT 2)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 5737/QĐ-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Bạn không thể copy nội dung ở trang này