Phục Hồi Chức Năng Gãy Mỏm Khuỷu

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Mỏm khuỷu ở đầu trên xương trụ, to chồi ra dưới da, dễ bị chấn thương trực tiếp.
  • Ở phía trước cùng với mỏm vẹt, mỏm khuỷu tạo nên hố xích ma to, khớp với ròng rọc xương cánh tay. Khớp ròng rọc chỉ cho phép vận động gấp duỗi khuỷu.
  • Mọi gãy mỏm khuỷu đều là gãy nội khớp. Điểm cốt hóa của mỏm khuỷu xuất hiện vào 10 tuổi và dính liền vào đầu trên xương trụ vào 16 tuổi.
  • Ở phía sau, thần kinh trụ đi qua sau mỏm trên ròng rọc và đi ra trước ở cẳng tay, đi giữa hai bó của cơ gấp cổ tay trụ.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Các công việc của chẩn đoán

1.1. Hỏi bệnh

  • Thời gian bị chấn thương gây ra gãy mỏm khuỷu
  • Nguyên nhân gây ra gãy mỏm khuỷu
  • Bệnh nhân đã được điều trị bảo tồn bằng bột sau khi bị trật khớp mới hay sau phẫu thuật trật khớp cũ.
  • Thời gian bệnh nhân được tháo bỏ bột hay dụng cụ kết hợp xương
  • Vận động và cảm giác của khớp vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay

1.2. Khám và lượng giá chức năng

  • Khám tình trạng sưng nề, biến dạng và rối loạn dinh dưỡng tại khớp, lực cơ vùng khớp vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay
  • Đo tầm vận động khớp vai, khớp khuỷu, cổ tay

1.3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng

  • Chụp Xquang khớp khuỷu bên tổn thương

2. Chẩn đoán xác định

  • Bệnh nhân có tiền sử chấn thương vùng khớp khuỷu
  • Bệnh nhân đang được điều trị bảo tồn bất động bằng vùng khớp khuỷu Bệnh nhân đang được điều trị phẫu thuật kết hợp xương
  • Bệnh nhân bị hạn chế tầm vận động
  • Bệnh nhân có thể có teo cơ, yếu cơ vùng cánh cẳng, bàn tay.
  • Chụp phim Xquang có hình ảnh tổn thương cũ xương cánh tay

3. Chẩn đoán nguyên nhân

  • Do lực trực tiếp: Thường khớp khuỷu bị gãy vụn nhiều mảnh do ngã chống khuỷu hay do lực đánh trực tiếp lên khuỷu.
  • Do lực gián tiếp: Khi ngã chống lên bàn tay duỗi và khuỷu gấp. Cơ tam đầu co mạnh làm mỏm khuỷu gãy ngang hay gãy chéo.
  • Phối hợp lực trực tiếp và gián tiếp: Cơ co mạnh cộng với lực đánh trực tiếp làm mỏm khuỷu bị gãy nhiều mảnh di lệch. Lực mạnh còn gây gãy và trật khớp.

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ 

1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị 

  • Giai đoạn bất động
    • Cải thiện tuần hoàn
    • Chống teo cơ do bất động
  • Giai đoạn sau bất động
    • Cải thiện tuần hoàn
    • Phục hồi tầm vận động của khớp
    • Duy trì vận động ở các khớp tự do
    • Phòng ngừa teo cơ, loạn dưỡng , cứng khớp.

2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng

Giai đoạn bất động

  • Cử động chủ động ngón tay, cổ tay
  • Co cơ tĩnh các cơ vùng đai vai, cơ nhị đầu, cơ tam đầu cánh tay 

Giai đoạn sau bất động

  • Tư thế trị liệu: Nâng cao tay
  • Sau 2 tuần tập tăng tầm độ khớp vai và khớp khuỷu nhẹ nhàng bằng chủ động trợ giúp tay kỹ thuật viên hoặc giàn treo, tập chủ động cử động khớp khủy, cổ tay, ngón tay
  • Sau 1 tháng: Có thể áp dụng kỹ thuật giữ nghỉ đối với khớp, có thể cho đề kháng khớp vai, tùy theo bậc cơ của người bệnh.
  • Hướng dẫn chương trình điều trị tại nhà: Tập chủ động cử động khớp khuỷu, cổ tay, ngón tay

3. Các điều trị khác

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

  • Bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng đau, teo cơ, yếu cơ hoặc sự hạn chế tầm vận động của khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay.
  • Hẹn tái khám khi bệnh nhân đau lại hoặc đau tăng lên.

Theo “Hướng Dẫn Chẩn Đoán, Điều Trị Chuyên Ngành Phục Hồi Chức Năng”, BYT, 2014.

Bạn không thể copy nội dung ở trang này