Quy Trình Điều Trị Bằng Tia Tử Ngoại Tại Chỗ

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Tử ngoại trị liệu tại chỗ là chiếu trực tiếp đèn tử ngoại lên một vùng quy định. 
  • Đèn tử ngoại dùng trong điều trị có công suất khác nhau. 
  • Liều đỏ da Là thời gian tối thiểu để một nguồn tia tử ngoại chiếu thẳng góc với bề mặt da với khoảng cách 50cm, sau 6-8 giờ xuất hiện đỏ da đều. 

II. CHỈ ĐỊNH

  • Chống viêm cấp tính cục bộ. 
  • Viêm loét. 
  • Một số bệnh ngoài da, vẩy nến (kết hợp)
  • Một số bệnh tai mũi họng (đèn tử ngoại chuyên biệt). 
  • Một số bệnh nội tạng theo phản xạ đốt đoạn. 
  • Kết hợp trong điều trị vẩy nến. 
  • Điều trị theo phản xạ đốt đoạn. 
  • Đo liều sinh học trước điều trị tử ngoại với đèn nhất định. 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Lao phổi tiến triển. 
  • Đang sốt cao, xuất huyết. 
  • Người mẫn cảm với tia tử ngoại. 
  • Chiếu trực tiếp lên mắt. 
  • Chàm cấp tính. 

IV. CHUẨN BỊ

  • Người thực hiện: kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, bác sĩ Phục hồi chức năng. 
  • Phương tiện:
    • Đèn tử ngoại: đèn đã dùng đo liều sinh học hoặc cùng công suất
    • Các phụ kiện (kính bảo vệ mắt, vải che, thước dây, đồng hồ phút)
  • Người bệnh
    • Giải thích dặn dò không nhìn vào đèn đang sáng
  • Hồ sơ bệnh án: phiếu vật lý trị liệu

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Bộc lộ phần điều trị lau khô, đeo kính bảo vệ mắt, che phần da không điều trị. 
  • Xác định khoảng cách theo chỉ định và liều sinh học đã đo. 
  • Chiếu trực tiếp vùng điều trị 2-3 phút theo liều chỉ định. 
  • Hết thời gian điều trị, tắt đèn, kiểm tra vùng da đã chiếu, thăm hỏi người bệnh, ghi chép phiếu điều trị. 

VI. THEO DÕI

  • Cảm giác và phản ứng của người bệnh
  • Khoảng cách đèn bị xê dịch

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Tai biến trong và sau khi chiếu đèn tử ngoại tại chỗ:
  • Bỏng da do quá liều hoặc đèn chạm: xử trí theo bỏng da do nhiệt nóng
  • Dị ứng da tại chỗ do quá mẫn cảm: tìm hiểu ngừng điều trị hoặc giảm liều

Bạn không thể copy nội dung ở trang này