Quy Trình Điều Trị Bằng Bùn Khoáng Thiên Nhiên

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Bùn thiên nhiên được hình thành do những biến đổi địa chất, bùn nguồn gốc vô cơ và hữu cơ. 
  • Tác dụng do bùn và khoáng chất hay hữu cơ trong bùn. 
  • Thường dùng đắp bùn tại chỗ, tắm ngâm nước bùn toàn thân

II. CHỈ ĐỊNH

  • Lệ thuộc vào đặc tính của bùn và nhiệt độ
  • Bệnh xương khớp mạn tính
  • Một số bệnh da mạn tính
  • Giảm đau cục bộ
  • Tăng cường khả năng vận động khớp

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Sốt cao, u ác tính, bệnh lao tiến triển 
  • Nhiễm trùng da, bệnh da đang tiến triển 
  • Chấn thương cơ xương khớp cấp tính 
  • Suy kiệt, suy tim

IV. CHUẨN BỊ

  • Người thực hiện
    • Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu
  • Phương tiện
    • Bồn, bể tắm ngâm bùn khoáng
    • Bùn khoáng tự nhiên theo quy chuẩn (bùn hoặc nước bùn)
  • Người bệnh
    • Giải thích cho người bệnh
    • Chọn tư thế thuận lợi (đắp hoặc ngâm) Khăn che đầu mặt
  • Hồ sơ bệnh án : phiếu điều trị chuyên khoa 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Điều trị cục bộ (đắp bùn)
    • Chuẩn bị bùn, nhiệt độ theo chỉ định
    • Đắp bùn lên vùng điều trị dày 3-5cm thời gian theo chỉ định 
    • Hết thời gian gỡ bùn tắm lại
    • Chú ý : bùn sau điều trị loại bỏ không dùng lại
  • Tắm ngâm toàn thân
    • Ngâm toàn thân trong bồn bùn nước tự nhiên hoặc bùn cho thêm nước khoáng và nhiệt độ theo chỉ định
    • Không ngâm đầu mặt (bùn vào mắt, tai mũi)
    • Hết thời gian tắm sạch, nằm nghỉ ngơi 5-10 phút

VI. THEO DÕI

  • Cảm giác và phản ứng của người bệnh trong quá trình điều trị

VII. TAI BIẾN XỬ TRÍ

  • Choáng váng ngất do phản ứng đột ngột chú ý bùn có lưu huỳnh (H2S): ngừng điều trị đưa ra khỏi phòng, kiểm tra theo dõi và xử trí theo phác đồ
  • Bị ngã trong bồn nước bùn (vào mắt, miệng): nhanh chóng đưa ra khỏi bồn, rửa sạch bùn ở đầu mặt, tắm kiểm tra mắt mũi xử trí theo phác đồ

Bạn không thể copy nội dung ở trang này