I. ĐẠI CƯƠNG
- Bệnh này được mô tả lần đầu tiên bởi Keck và Lam vào năm 1962
- Hội chứng ống cổ chân là một bệnh lý thần kinh gây ra do sự chèn ép của dây thần kinh xương chày sau trong rãnh sau, dưới mắt cá trong. Một số trường hợp hợp, nó liên quan đến hội chứng thiếu máu khoang.
- Hội chứng này có thể được xác định trong 60-80% trường hợp.
- Tỷ lệ nữ chiếm nhiều hơn nam, nữ chiếm 56% các trường hợp.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Các công việc của chẩn đoán
1.1. Hỏi bệnh
- Hỏi xem bệnh nhân có đau và dị cảm ở bàn chân không.
- Có hay bị tê về đêm không, tê có giảm khi nâng chân lên cao không
- Đau tê thỉnh thoảng mới xuất hiện hay thường xuyên.
- Đau tê có gây cho bệnh nhân khó khăn khi đi lại hoặc trong sinh hoạt không.
1.2. Khám và lượng giá chức năng
- Đau hoặc dị cảm dọc theo thần kinh chày sau
- Khám xác định biến dạng bàn chân
- Thử cảm giác
- Thử sức mạnh cơ của bàn chân đặc biệt là cơ gấp các ngón chân.
- Dấu hiệu Tinel dương tính của thần kinh chày sau: Hai ngón tay gõ nhanh lên ngay phía sau xương mắt cá trong thấy đau và tê giật lên các ngón chân.
1.3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng
- Chụp Xquang để xác định biến dạng bàn chân hoặc tổn thương xương.
- Chẩn đoán điện cơ để xác định tổn thương thần kinh vận động và cảm giác.
- Chụp cộng hưởng từ để xác định tổn thương phần mềm hoặc biến dạng, tổn thương thần kinh
2. Chẩn đoán xác định
- Đau hoặc dị cảm dọc theo thần kinh chày sau Khám xác định biến dạng bàn chân
- Thử cảm giác
- Thử sức mạnh cơ của bàn chân đặc biệt là cơ gấp các ngón chân.
- Dấu hiệu Tinel dương tính của thần kinh chày sau: Hai ngón tay gõ nhanh lên ngay phía sau xương mắt cá trong thấy đau và tê giật lên các ngón chân.
- Chụp Xquang để xác định biến dạng bàn chân hoặc tổn thương xương.
- Chẩn đoán điện cơ để xác định tổn thương thần kinh vận động và cảm giác.
- Chụp cộng hưởng từ để xác định tổn thương phần mềm hoặc biến dạng, tổn thương thần kinh
3. Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh lý rễ thắt lưng cùng
- Viêm đa khớp dạng thấp
- Viêm dây thần kinh ngoại biên
- Bệnh lý thần kinh trên bệnh nhân đái tháo đường
- Bệnh mạch máu ngoại vi
- U thần kinh
4. Chẩn đoán nguyên nhân
- Chấn thương vùng cổ bàn chân như sau bong gân, trật khớp và gãy xương ở vùng cổ chân và bàn chân.
- Dị tật bàn chân như bàn chân vẹo ngoài
- Một số bệnh khớp như viêm đa khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.
III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị
Mang đến chức năng toàn vẹn của thần kinh chày ở mức tối đa
Bệnh nhân có thể trở lại chức năng sinh hoạt bình thường tại nhà, đi học, lao động và các hoạt động giải trí.
2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
- Phục hồi chức năng trong điều trị bảo tồn
- Nghỉ ngơi, nâng cao chân.
- Điện phân, giao thoa, điện xung vùng cổ, bàn chân
- Chườm lạnh vùng cổ, bàn chân
- Thủy trị liệu vùng cổ, bàn chân
- Xoa bóp, vận động bằng tay vùng cổ bàn chân.
- Băng ép vùng cổ, bàn chân
- Nẹp vùng cổ, bàn chân
- Tập luyện sự thăng bằng, điều hợp và sự nhanh nhẹn.
- Các bài tập giữ sự ổn định tư thế của bàn chân
- Các bài tập làm tăng tính mềm dẻo và linh hoạt của bàn chân. –
- Các bài tập luyện dáng đi
- Các bài tập luyện về sức mạnh và sự bền bỉ cho bàn chân
- Phục hồi chức năng sau phẫu thuật
- Bất động
- Vận động thụ động theo tầm vận động
- Chăm sóc vết mổ
- Giảm phù nề vùng mổ
- Đề phòng dính khớp
- Tập luyện dáng đi
3. Các điều trị khác
Thuốc giảm đau chống viêm non steroid
IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
Bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng đau
Hẹn tái khám khi bệnh nhân đau lại hoặc đau tăng lên
Theo “Hướng Dẫn Chẩn Đoán, Điều Trị Chuyên Ngành Phục Hồi Chức Năng”, BYT, 2014.