Quy Trình Tập Phối Hợp Hai Tay

I. ĐẠI CƯƠNG

Bàn tay là công cụ đặc biệt giúp chúng ta thực hiện được các hoạt động sống hàng ngày. Chính vì vậy, khi giảm khả năng sử dụng hai tay để hoàn thành một công việc thì chúng ta cần chú ý điều trị, phục hồi chức năng sớm và tốt nhất.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Mất hoặc giảm khả năng phối hợp hai tay.
  • Mất hoặc giảm cảm giác nửa người bên liệt, lãng quên nửa người bên liệt. Nhận thức kém, không tập trung vào hai vật cùng một lúc.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh đang trong giai đoạn cấp của bệnh.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 

  • Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu.
  • Kỹ thuật viên hiểu và giải thích được chỗ người bệnh rõ về các bài tập liên quan đến vận động tinh của bàn tay.

2. Phương tiện: 

  • Phương tiện cần thiết hỗ trợ thích hợp chỗ vận động tinh bàn tay. Đồ vật có các hình dạng kích thước khác nhau.
  • Bàn tập, ghế tập, giường tập.
  • Tủ, khay đựng đồ vật.
  • Gương tập.

3. Người bệnh: 

  • Được giải thích về mục đích, phạm vi, mức độ, thời gian, kỹ thuật tập vận động thô bàn tay.

4. Hồ sơ bệnh án: 

  • Chẩn đoán bệnh, chẩn đoán chức năng, phát hiện đánh giá và theo dõi kết quả tập.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Bước 1: Lượng giá khiếm khuyết của người bệnh

2. Bước 2: Phân tích ảnh hưởng của khiếm khuyết lên chức năng:

  • Mất hoặc giảm khả năng sử dụng hai tay để hoàn thành công việc ? 
  • Mất hoặc giảm cảm giác?
  • Mất hoặc giảm tri giác, nhận thức?

3. Bước 3: Lập mục tiêu điều trị tổng quát thích hợp. 

  • Sử dụng 2 tay có hiệu quả để hoàn thành công việc. 

4. Bước 4: Lập chương trình điều trị theo mục tiêu. 

5. Bước 5: Thực hiện chương trình điều trị:

  • Vỗ tay
  • Chuyển vật từ tay này sang tay kia
  • Kéo hai vật rời ra
  • Bê vật bằng hai tay (ngửa bàn tay)
  • Xoay nắp
  • Xâu chuỗi hạt
  • Mở cúc áo

6. Bước 6: Đánh giá hiệu quả của chương trình điều trị

  • Đánh giá sau tập luyện 1 tuần, 2 tuần, 4 tuần, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm… 

VI. THEO DÕI

1. Trong khi tập

  • Xem người bệnh có mệt, khó chịu.
  • Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở và tình trạng toàn thân.
  • Theo dõi hàng ngày và ghi vào hồ sơ bệnh án theo dõi
  • Báo chỗ bác sĩ những diễn biến bất thường.

2. Sau khi tập

  • Người bệnh có mệt kéo dài.
  • Theo dõi tiến triển của tầm vận khớp.
  • Theo dõi hàng ngày và ghi vào hồ sơ bệnh án theo dõi
  • Báo chỗ bác sĩ những diễn biến bất thường…

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong khi tập: kết quả làm người bệnh bị mệt thì ngừng tập và theo dõi sát

người bệnh.

2. Sau khi tập: mệt kéo dài và tình trạng toàn thân người bệnh có biểu hiện bất thường thì ngừng tập và xử trí tai biến đó.

Hãy để lại lời bình

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bạn không thể copy nội dung ở trang này