I. ĐẠI CƯƠNG
1. Khái niệm
Vận động tinh và kỹ năng sinh hoạt hàng ngày thuộc lĩnh vực hoạt động trị liệu. Bao gồm các kỹ năng liên quan đến bàn, ngón tay phối hợp với một số khớp vừa và lớn của cơ thể.
Vận động tinh gồm các kỹ năng cầm,nắm,phối hợp tay,phối hợp tay mắt.
Kỹ năng sinh hoạt hàng ngày gồm các hoạt động:ăn uống,tắm rửa,cởi và mặc quần áo, đi vệ sinh…
2. Mục tiêu của lượng giá
- Lượng giá sự phát triển của trẻ.
- Đề ra chương trình can thiệp.
- Đánh giá sự tiến bộ của trẻ sau mỗi đợt can thiệp.
II. CHỈ ĐỊNH
- Trẻ bại não.
- Trẻ chậm phát triển tinh thần, chậm phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ tự kỷ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ phục hồi chức năng, cử nhân hoặc kỹ thuật viên hoạt động trị liệu
2. Phương tiện
Dụng cụ học tập: sách, tranh, đồ chơi, đồ dùng học tập….
3. Người bệnh
- Trẻ không đang giai đoạn ốm sốt.
- Giải thích cho gia đình về nội dung lượng giá.
4. Hồ sơ bệnh án
- Điền đầy đủ thông tin theo quy định của Bộ Y tế.
- Ghi nhận xét trước lượng giá
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: đối chiếu chỉ định lượng giá và tên trẻ.
Bước 2: tiến hành lượng giá
Thời gian lượng giá từ 20 – 30 phút.
1. Nội dung phiếu lượng giá
2. Cách lượng giá:
- Bước 1: điền đầy đủ các thông tin hành chính.
- Bước 2: đọc từng câu trong mỗi lĩnh vực. Hỏi cha mẹ kết hợp với quan sát và thực
hành với trẻ.
3. Đề ra chương trình can thiệp cho trẻ
- Mỗi đợt điều trị nên chọn 3 kỹ năng can thiệp: 2 kỹ năng làm được khi có trợ giúp và 1 kỹ năng trẻ chưa làm được.
- Đánh giá lại trẻ sau mỗi tuần để có kế hoạch can thiệp tiếp theo.
VI. THEO DÕI
Sự hợp tác của gia đình và trẻ trong quá trình lượng giá.
VII. TAI BIẾN
Không có.
Theo: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG (ĐỢT 2) (Ban hành kèm theo Quyết định số 5737/QĐ-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)