Quy Trình Điều Trị Bằng Tia Tử Ngoại Toàn Thân

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Là kỹ thuật chiếu tử ngoại toàn thân hay còn gọi là tắm tử ngoại 
  • Tác dụng chính gây hiệu ứng lý và sinh học đối với cơ thể
  • Điều trị từng người hay nhóm

II. CHỈ ĐỊNH

  • Để bù đắp lại sự thiếu hụt ánh sáng mặt trời (sống trong nơi thiếu ánh sáng). 
  • Tăng sức đề kháng của cơ thể, phục hồi sức khỏe sau khi khỏi bệnh, dự phòng trong các vụ dịch. 
  • Phòng và điều trị còi xương, chậm phát triển vận động ở trẻ em. 
  • Một số bệnh rối loạn chuyển hóa và thần kinh chức năng. 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Lao phổi tiến triển
  • Ung thư
  • Cường giáp (Basedow)
  • Cơ thể quá suy kiệt, đang sốt, đang xuất huyết
  • Quá mẫn cảm với tia tử ngoại

IV. CHUẨN BỊ

  • Người thực hiện: kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, bác sĩ Phục hồi chức năng. Phương tiện
  • Đèn tử ngoại: phù hợp, kiểm tra các thông số kỹ thuật. 
  • Các phụ kiện. 
  • Kính bảo vệ mắt, vải che. 
  • Phòng điều trị kín đáo
  • Đồng hồ dây, thước đo khoảng cách. 
  • Người bệnh
  • Giải thích, chỉ dẫn tư thế phù hợp (nằm, đứng) Hồ sơ bệnh án: phiếu điều trị vật lý. 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Điều trị cho một người
    • Cởi bỏ quần áo, che cơ quan sinh dục ngoài, che mặt, đeo kính bảo vệ mắt. 
    • Bật đèn trước 2-3 phút. 
    • Xác định khoảng cách từ đèn đến bề mặt da của cơ thể người bệnh, thường từ 70100cm. 
    • Chiều đèn phía trước và phía sau cơ thể, liều lần đầu và tăng dần các lần sau theo chỉ định. 
    • Hết thời gian tắt đèn, kiểm tra và thăm hỏi, dặn dò người bệnh. 
    • Ghi chép phiếu điều trị. 
  • Điều trị cho một nhóm hay tập thể Dự phòng trong một số vụ dịch
    • Dùng đèn có công suất cao (500-1000w) và có thể phát tử ngoại ra xung quanh (đèn tròn đứng)
    • Đèn để giữa, người cần chiếu lần lượt đi chậm theo một vòng quanh đèn khoảng cách 2 3m tùy công suất đèn. 
    • Không cần cởi quần áo, đeo kính hoặc không nhìn vào đèn
    • Trong vụ dịch nhiều tập thể ngày 1 lần và liên tục 5 đến 7 ngày
  • Tai biến và xử trí
    • Phần lớn do quá mẫn cảm (hoa mắt, choáng váng). Người điều trị nghỉ ngơi theo dõi.

Bạn không thể copy nội dung ở trang này