Kỹ Thuật Lượng Giá Chức Năng Vận Động Chi Trên Bằng Thang Điểm Motor Wolf Function Test

Home / THƯ VIỆN TÀI LIỆU / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT LƯỢNG GIÁ / Lượng giá Hoạt động trị liệu / Kỹ Thuật Lượng Giá Chức Năng Vận Động Chi Trên Bằng Thang Điểm Motor Wolf Function Test

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Là thang điểm lượng giá chức năng của chi trên thông qua các hoạt động chức năng vận động thô và các hoạt động tinh vi của bàn ngón tay, có tính thời gian.
  • Thang điểm đánh giá vận động do Steven L.Wolf phát triển (1989), có giá trị cao trong đánh giá chức năng hoạt động chi trên và được sử dụng như một bài tập dành cho người bệnh.
  • Thang điểm có 17 hoạt động chức năng của chiên gồm cả hoạt động thô và các hoạt động tinh vi của bàn tay.
  • Theo nghiên cứu của Rinske Nijland và Cs (2010) thang điểm vận động chức năng WOLF có giá trị tương đương với thang điểm ARAT trong lượng giá hoạt động chức năng chi trên.
  • Ưu điểm
    • Dụng cụ dễ kiếm, đơn giản, dễ thực hiện.
    • Các hoạt động gần gũi với sinh hoạt hàng ngày. 
    • Có thể sử dụng trong tập luyện.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Tai biến mạch máu não.
  • Chấn thương sọ não.
  • Bệnh Parkinson.
  • Tổn thương tủy sống.
  • Xơ cứng rải rác.
  • Xơ cột bên teo cơ.
  • Bệnh Alzheimer.
  • Viêm não – màng não.
  • Sau các phẫu thuật thần kinh sọ não khác.
  • Các bệnh lý tổn thương não khác.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh hôn mê, Glasgow dưới 13 điểm.
  • Rối loạn nhận thức nặng.
  • Người bệnh chưa ngồi dậy được.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu.

2. Phương tiện, dụng cụ

  • Phiếu lượng giá chức năng chi trên theo Wolf.
  • Các dụng cụ:
    • 01 khăn tắm kích thước 30 x 45 cm.
    • 01 ổ khóa và chìa khóa.
    • Lực kế đo lực nắm bàn tay.
    • Hộp gỗ hoặc giấy cao 25,4 cm (10 inches).
    • Bàn, ghế tiêu chuẩn có thể thay đổi chiều cao.
    • Đồng hồ bấm giây.
    • 03 lá bài, 03 quân cờ tướng, 01 kẹp giấy 5cm, 01 bút chì dài 18 cm có 6 cạnh, 01 chai nước có thể tích 330 ml, túi cái nặng 0,5 kg, giỏ có quai nặng 1,5 kg kích thước 38 x 21 x35 cm; phấn rôm.

3. Người bệnh

Được nghe giải thích về mục đích của bài lượng giá và cách thức tiến hành một cách rõ ràng.

V. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

1. Nội dung lượng giá: 

thực hiện lần lượt theo thứ tự 17 động tác chia làm 3 phần:

  • Đánh giá thời gian thực hiện: động tác từ 1- 6.
  • Đánh giá sức mạnh: động tác 7 và 14.
  • Khả năng thực hiện chức năng: 9 động tác còn lại.

2. Cách đánh giá

  • Thời gian: mỗi động tác cho phép tối đa 2 phút.
  • Chức năng: cho điểm từ 0 – 5 điểm.
  • Điểm tối đa: 75 điểm.

3. Thang điểm đánh giá

  • 0 điểm: chi trên bên thử không có cử động.
  • 1 điểm: chi trên không tham gia hoạt động chức năng, tuy nhiên có biểu hiện cố gắng. Ở những động tác cho một bên tay, tay bên không được thử có thể được sử dụng để vận động cho chi thử.
  • 2 điểm: chi có cử động, nhưng cần trợ giúp của tay bên kia để điều chỉnh hoặc thay đổi tư thế hoặc cần cố gắng làm trên 2 lần hoặc hoàn thành với thời gian rất lâu.
  • 3 điểm: thực hiện được, nhưng cử động ảnh hưởng bởi đồng động (synergy) hoặc thực hiện chậm và gắng sức.
  • 4 điểm: cử động gần như bình thường (có thể so với bên lành), nhưng hơi chậm hơn, có thể thiếu chính xác, trôi chảy và sự phối hợp tốt.
  • 5 điểm: cử động bình thường.

4. Tiến hành: 

Yêu cầu người bệnh làm các động tác như sau

Thời gian thực hiện 30 – 45 phút.

VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

So sánh kết quả trước và sau khi điều trị để đánh giá mức độ tiến triển của bệnh.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Ít gặp các tai biến do đây là kỹ thuật đơn giản và các vật dụng ít có nguy cơ gây tổn thương cho người bệnh.


Theo: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG (ĐỢT 2)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 5737/QĐ-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Bạn không thể copy nội dung ở trang này