Giới thiệu
Thang đánh giá trầm cảm Hamilton (The Hamilton Depression Rating Scale (HDRS, HAM-D) ra đời vào năm 1960 và được sử dụng rất rộng rãi để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm. Trong đó, bao gồm 21 mục câu hỏi trắc nghiệm nhưng chỉ tính điểm 17 mục đầu tiên. Thang đánh giá HAM-D không chỉ được dùng trong chẩn đoán mà còn được sử dụng để đánh giá hiệu quả điều trị.
Bốn mục cuối bao gồm các triệu chứng paranoid (hoang tưởng), sự thay đổi trong ngày, giải thể nhân cách/ tri giác sai thực tại và các triệu chứng ám ảnh cưỡng chế không được tính điểm. Bởi các biểu hiện này không phải là triệu chứng điển hình của trầm cảm và cũng không thể đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Ưu điểm của thang đánh giá mức độ trầm cảm Hamilton là dễ thực hiện và không phải chuẩn bị quá nhiều. Bệnh nhân chỉ cần trả lời câu hỏi trong bộ trắc nghiệm theo hướng dẫn của bác sĩ và tính điểm của 17 mục đầu tiên. Sau đó, dùng điểm số để đối chiếu và xác định mức độ nặng của bệnh trầm cảm.
Ngay sau khi thang đánh giá HAM – D ra đời đã được đón nhận và sử dụng rộng rãi trong các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng. Đến năm 1979, đã có hơn 70 nghiên cứu về thang đánh giá này và tất cả đều cho thấy độ tin cậy cao. Cho đến nay, thang đánh giá HAM – D vẫn được sử dụng rất phổ biến trong chẩn đoán bệnh trầm cảm.
Đánh giá kết quả:
- Điểm tổng 0 – 7: Không có trầm cảm
- Điểm tổng 8 – 13: Trầm cảm nhẹ
- Điểm tổng 14 – 18: Trầm cảm vừa
- Điểm tổng 19 – 22: Trầm cảm nặng
- Điểm tổng từ 23 trở lên: Trầm cảm rất nặng.
Hãy sử dụng PHIẾU LƯỢNG GIÁ sau để đánh giá bệnh nhân của bạn và IN PHIẾU khi hoàn thành lượng giá.
References
- Hamilton M. A rating scale for depression. J Neurol Neurosurg Psychiatry 1960; 23:56–62
- Hamilton M. Development of a rating scale for primary depressive illness. Br J Soc Clin Psychol 1967; 6(4):278–96.
- Williams JB. A structured interview guide for the Hamilton Depression Rating Scale. Arch Gen Psychiatry 1988; 45(8):742–7.