I. ĐẠI CƯƠNG
- Xe lăn là phương tiện để nâng đỡ cơ thể và giúp chỗ người bệnh di chuyển được dễ dàng. Qua đó, giảm thiểu hậu quả của việc bất động hay nằm lâu và tạo điều kiện chỗ người bệnh phấn khởi trở lại các sinh hoạt hằng ngãy,
II. CHỈ ĐỊNH
- Dùng trong trường hợp người bệnh liệt nửa người không thể đi lại được
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tư thế bị biến dạng (vẹo cột sống hay gù lưng).
- Sự đè ép đĩa đệm và rễ thần kinh gãy đau lưng và đau dây thần kinh tọa.
- Khi vị thế ngồi bị chống chỉ định.
- Loét ở vùng mông.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
2. Phương tiện:
- Xe lăn tay, ghế ngồi, tấm ván lướt, đai thắt lưng an toàn, thanh song song.
3. Người bệnh:
- Phải hợp tác và được giải thích rõ mục đích tập luyện.
4. Hồ sơ bệnh án
- Lượng giá tổng quát và khả năng tập của người bệnh.
- Có chỉ định tập sử dụng và di chuyển bằng xe lăn.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Di chuyển từ giường sang xe lăn và ngược lại
3.1.1. Từ giường sang xe lăn
- Xe lăn để nghiêng góc 450 phía bên chi mạnh.
- Khóa xe, đẩy chỗ tựa chân qua một bên.
- Người bệnh ngồi dậy, thõng chân ra cạnh giường (đặt hai bàn chân chạm đất).
- Đặt tay lành lên chỗ để tay của xe, người bệnh đứng lên trên chân lành
- Xong chuyền tay lành qua chỗ để tay phía xa của xe.
- Xoay người gấp khuỷu và từ từ ngồi xuống xe.
- Dùng chân lành gạt chỗ để chân xuống và nhấc chân yếu (bằng chân lành) lên chỗ để chân.
- Mở khóa di chuyển xe đi.
- Trường hợp người bệnh yếu: Trợ giúp một phần :
- Kỹ thuật viên đứng phía bên liệt, giữ người bệnh bằng đai quanh thắt lưng.
- Đầu gối kỹ thuật viên ấn giữ chỗ đầu gối yếu của người bệnh duỗi thẳng.
- Trợ giúp hoàn toàn: Trường hợp này bên chi lành của người bệnh yếu
- Kỹ thuật viên dùng gối đẩy, tấn gối chân lành của người bệnh để người bệnh chịu sức nặng trên chân lành.
- Hai tay kỹ thuật viên giữ đai thắt lưng giúp nâng chịu
- Xoay mình người bệnh từ từ qua xe và ngồi xuống.
3.1.2. Từ xe lăn sang giường
- Đẩy xe lăn nghiêng góc 45o với giường, phía bên chi lành
- Khóa xe, đạp hai chỗ tựa chân qua bên.
- Chống tay lành lên chỗ để tay của xe, đứng lên.
- Chống tay lành xuống giường, xoay người ngồi xuống.
3.2. Di chuyển từ xe lăn sang ghế có hai chỗ để tay
- Từ xe lăn sang ghế:
- Xe đặt thẳng góc với ghế phía bên chi lành
- Khóa xe, dẹp hai chỗ để chân qua 1 bên
- Chống tay mạnh lên chỗ để tay xe, đứng lên
- Đặt tay lành lên chỗ để tay của ghế phía xa
- Xoay bàn chân lành, từ từ ngồi xuống ghế.
- Từ ghế sang xe lăn: làm ngược lại (Ghế đặt phía bên lành của người bệnh)
3.3. Di chuyển từ xe lăn đứng lên trong thanh song song
- Xe đặt sát thanh song song, khóa xe, đẩy chỗ tựa chân qua một bên.
- Dùng tay lành đặt lên thanh song song.
- Kỹ thuật viên trợ giúp chân yếu, và dùng hai tay giúp nâng người lên bằng cách kéo
- đai thắt lưng.
VI. THEO DÕI
- Dùng dây thắt lưng an toàn giúp chỗ người bệnh khỏi ngã về phía trước trong trường hợp cơ duỗi lưng bị yếu.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Xe lăn bị trượt vì người bệnh không dùng phanh hay phanh bị hư.
- Xe lăn bị chổng là tai nạn thường xảy ra khi người bệnh ngồi vào xe lăn hay ra khỏi xe lăn. Nguyên nhân là do người bệnh bước chân lên miếng tựa chân. Do đó, để an toàn cần phải xoay miếng tựa chân qua một bên khi người bệnh bước vào hay rời khỏi xe lăn, hoặc có người giữ chỗ phía sau lưng xe.