Lượng Giá Chức Năng Ngôn Ngữ Hiểu Và Diễn Đạt Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em

Home / THƯ VIỆN TÀI LIỆU / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT LƯỢNG GIÁ / Lượng giá Âm ngữ trị liệu / Lượng Giá Chức Năng Ngôn Ngữ Hiểu Và Diễn Đạt Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em

1. ĐẠI CƯƠNG

Ngôn ngữ hiểu đề cập đến năng lực, kiến thức, hiểu thông tin bằng đường thính giác và xử lý thông tin đó. Ngôn ngữ diễn đạt là cách trẻ sử dụng ngôn ngữ không lời (cử chỉ, điệu bộ..), lời nói để thể hiện bản thân.

2. CHỈ ĐỊNH

Cho tất cả các trẻ chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ thuộc các nhóm Rối loạn dưới đây:

– Rối loạn phổ tự kỷ

– Rối loạn ngôn ngữ

– Rối loạn ngôn ngữ phát triển

– Khiếm thính

– Chậm phát triển tâm thần

– Trẻ bại não

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Không có chống chỉ định tuyệt đối

– Việc phục hồi chức năng… sẽ không đạt kết quả tốt nếu người bệnh không đủ tỉnh táo hoặc không hợp tác tham gia vào buổi lượng giá.

4. THẬN TRỌNG

– Không có

5. CHUẨN BỊ

5.1. Người thực hiện:

a) Nhân lực trực tiếp:

– 01 Bác sĩ phục hồi chức năng

– 01 Kỹ thuật viên phục hồi chức năng

b) Nhân lực hỗ trợ: không có

5.2. Thuốc: 

không có

5.3. Vật tư:

– Găng tay

– Mũ giấy

– Khẩu trang y tế

– Cồn sát khuẩn hoặc dung dịch khử khuẩn tay chứa cồn 

– Dụng cụ, đồ chơi, phiếu lượng giá

– Khăn lau tay

5.4. Trang thiết bị: 

không có

5.5. Người bệnh:

– Người thực hiện giải thích cho người bệnh, người nhà về kỹ thuật trước khi thực hiện : mục đích, các bước tiến hành, biến chứng, nguy cơ có thể xảy ra …

– Tư thế người bệnh phải thoải mái, tốt nhất là ở tư thế nằm hoặc ngồi. (?)

– Kiểm tra và bộc lộ vùng da điều trị. (?)

5.6. Hồ sơ bệnh án:

Hồ sơ bệnh án theo quy định hoặc phiếu điều trị chuyên khoa.

5.7. Thời gian thực hiện kỹ thuật: 

01 giờ 

5.8. Địa điểm thực hiện:

– Phòng tập ngôn ngữ trị liệu.

5.9. Kiểm tra hồ sơ:

– Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tính chính xác của người bệnh: đúng người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng vị trí cần thực hiện kỹ thuật…

6. TIẾN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lựa chọn kỹ thuật lượng giá

– Lựa chọn lượng giá phù hợp với loại khiếm khuyết mức độ khiếm khuyết của trẻ để có thể đạt được mục đích tốt nhất.

Bước 2: Kiểm tra và chuẩn bị trẻ

– Giải thích mục đích lượng giá cho trẻ và người nhà hiểu để họ hợp tác, tin tưởng

– Cho trẻ ngồi trong tư thế thoải mái, có thể ngồi trên ghế hoặc ngồi trên sàn để cho phép trẻ thực hiện các bài tập lượng giá mà không bị xao lãng.

Bước 3: Thực hiện kỹ thuật

– Giải thích cho trẻ và người nhà trẻ các bước lượng giá ngôn ngữ hiểu và diễn đạt

– Kết hợp quan sát trong lúc trẻ chơi và hỏi người nhà những vấn đề liên quan về trẻ

– Điền vào phiếu đánh giá (phụ lục) đồng thời lượng giá trẻ về:

Ngôn ngữ hiểu:

+ Chỉ vào bức tranh tương ứng với từ được nói ra

+ Hiểu được mệnh lệnh 1 bước, 2 bước…..

+ Hiểu được danh từ, động từ và tính từ ..

+ Hiểu được câu hỏi ai, như thế nào, tại sao, khi nào, làm gì? 

+ Hiểu được câu hỏi có không?

+ Hiểu được các khái niệm đối lập: trơn – nhám, sạch – bẩn….

Ngôn ngữ diễn đạt:

+ Gọi tên các bức tranh hoặc định nghĩa từ

+ Sử dụng từ đơn, cụm từ, câu

+ Sử dụng động từ, giới từ

+ Nói đúng hình thái, hình vị và nói đúng được ngữ pháp chủ ngữ, vị ngữ

+ Kể lại câu chuyện theo trình tự có mở đầu và kết thúc, tự kể chuyện có nội dung ngắn, đơn giản đến câu chuyện phức tạp

+ Trả lời được câu hỏi đơn giản và câu hỏi phức tạp

+ Dùng câu khẳng định, phủ định

Bước 4: Ghi lại ngày giờ đánh giá. Ký, ghi rõ họ tên người đánh giá.

7. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

– Theo dõi đáp ứng của trẻ với những tình huống lượng giá và ghi chép vào phiếu đánh giá

– Theo dõi quá trình tiến bộ của trẻ để tiến hành tái đánh giá.

– Tư vấn phụ huynh và lựa chọn can thiệp phù hợp với trẻ

– Đây là một phương pháp lượng giá đơn giản, chưa ghi nhận tai biến nào trong quá trình đánh giá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1. Paul, R., Norbury, C. & Gosse, C. (2018). Models of child language disorders. In Language disorders from infancy through adolescence. Assessment and intervention. (3rd ed.). New Haven, CT: Mosby. p8-12.

2. Paul, R., Norbury, C. & Gosse, C. (2018). Evaluation and assessment. In Language disorders from infancy through adolescence. Assessment and intervention. (3rd ed.). New Haven, CT: Mosby. p26-61.

3. Boehm, A. E. (1977). Boehm resource guide for basic concept teaching. Psychological Corporation.

4. Rescorla, L., & Mirak, J. (1997, June). Normal language acquisition. In Seminars in pediatric neurology (Vol. 4, No. 2, pp. 70-76). WB Saunders.

Theo HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG (ĐỢT 4) (Ban hành kèm theo Quyết định số QĐ -BYT ngày 28/09/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế )

Bạn không thể copy nội dung ở trang này