Kỹ Thuật Đo Mức Độ Tiêu Thụ Oxy Tối Đa

I. ĐẠI CƯƠNG

Đo mức độ tiêu thụ Oxy tối đa là một trong phương pháp đánh giá sức khỏe của con người – đánh giá khả năng hoạt động thể lực của con người.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Bệnh lý tim mạch: sau nhồi máu cơ tim,sau mổ bắc cầu nối mạch vành, suy tim.
  • Bệnh lý hô hấp: bệnh phổi mạn tính hạn chế hay tắc nghẽn.
  • Rối loạn chuyển hóa: béo phì, thừa cân.
  • Sau đột quỵ, tổn thương tuỷ sống, sau thời gian bất động…

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh đau thắt ngực không ổn định hoặc có nhồi máu cơ tim trong vòng 1 tháng.
  • Ở trạng thái nghỉ ngơi: nhịp tim > 120ck/phút, hoặc huyết áp tối đa >180mmHg hoặc huyết áp tối thiểu >100mmHg.
  • Các bệnh lý nội khoa cấp chưa kiểm soát được.

IV. CHUẨN BỊ

Chuẩn bị người bệnh:

  • Không ăn, không uống rượu, cà phê các chế phẩm của thuốc lá 3 giờ trước khi làm test.
  • Không uống khối lượng lớn trong vòng 24 giờ trước khi đánh giá.
  • Nghỉ ngơi trước khi thực hiện.
  • Đối với người bệnh làm test chẩn đoán thì việc dừng một số thuốc tim mạch là hữu ích nhưng cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc chống đau ngực có thể làm thay đổi huyết động khi hoạt động thể lực và làm giảm sự nhạy đáp ứng trên ECG đối với phát hiện dấu hiệu thiếu máu cơ tim. Người bệnh đang dùng thuốc chẹn Beta liều trung bình hay liều cao thì cần giảm xuống liều trong 2 – 4 ngày trước test để giảm tối thiểu đáp ứng hội chứng cai tăng adrenergic.

Điền thông tin người bệnh

  • Điền bảng Q APP và xác định phân tầng nguy cơ của người bệnh được đo VO2Max.
  • Dụng cụ: Treatmill (CPX), xe đạp lực kế (đạp chân), xe đạp lực kế quay tay (chi trên)… máy Cosmed-K4b2.
  • Đai ngực đo nhịp tim, máy đo huyết áp, thang điểm Borg xác định cảm nhận về sức nặng của bài đánh giá.
  • Phương tiện cấp cứu: máy sốc điện, hệ thống Oxy, thuốc chống loạn nhịp, thuốc hạ áp…
  • Giấy in kết quả, đồng hồ bấm giây. 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Người đánh giá: bác sĩ tim mạch/ bác sĩ y học thể thao/ bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng có chứng chỉ đào tạo.
  • Người trợ giúp: 02 điều dưỡng.

Bước 1: kiểm tra người bệnh trước test

Nhịp tim, nhiệt độ, huyết áp, SpO2, giới thiệu thang điểm Borg. Hỏi tình trạng sức khỏe (mệt, đau đầu, đau ngực, chóng mặt…). 

Bước 2: chuẩn bị người bệnh

Thực hiện bài tập kéo giãn chủ động 5 phút, sau đó:

  • Gắn đai theo dõi nhịp tim.
  • Gắn điện cực theo dõi nhịp tim (12 chuyển đạo).
  • Lắp mask cung cấp O2 và kết nối với hệ thống cung cấp O2 và thu hồi CO2.

Bước 3: đưa người bệnh vào máy đánh giá

Yêu cầu người bệnh không được bám vào tay vịn của máy, chỉ được vịn bằng 1 – 2 ngón tay khi cần thiết để điều chỉnh giữ cho thân ở giữa thảm lăn.

Cài đặt các thông số ban đầu trên máy: ví dụ sức kháng trở (Watt, số vòng đạp đối với xe đạp lực kế), tốc độ bước, độ dốc (đối với máy Treadmill).

Bước 4: Bắt đầu: ví dụ trên máy treadmill

a) Để tốc độ của thảm là 2,74Km/h (1,7milles/h) và độ dốc 10% hay 5,7độ (mức 1).

b) Ra hiệu lệnh: ĐI và người bệnh bắt đầu test bước đi trên thảm và đồng thời bấm đồng hồ tính thời gian.

c) Người đánh giá tăng dần tốc độ và độ dốc cứ 3 phút/ lần theo bảng dưới đây: (Bruce protocol thường hay được sử dụng khi dùng Treadmill)

d) Dừng test khi: có một trong những tiêu chuẩn sau

  • Người bệnh yêu cầu dừng.
  • Người bệnh không thể bước tiếp.
  • Khi đạt tần số tim tối đa ước tính.
  • Khi tần số tim không tăng lên mặc dù tăng cường độ.
  • Tần số tim tương đương với VO2 không tăng thêm nữa mặc dù tăng cường độ.
  • Hoặc khi có tiêu chuẩn dừng test.

đ) Tính tổng thời gian làm test: tính bằng phút.

e) Thời gian hồi phục: 6 phút, trong thời gian này theo dõi các chỉ số như trên cứ 2 phút/lần, bước với tốc độ phù hợp với người bệnh, độ dốc là 0.

Theo dõi: người bệnh cần được theo dõi từ 2 – 3 phút/lần

Các thông số theo bảng dưới đây:

  • Nhịp tim, SaO2, RPE (Thang điểm Borg), HA.
  • Người bệnh được theo dõi trước khi làm test, trong khi làm test,sau test và cả giai đoạn hồi phục.

Các chỉ số cần theo dõi trong quá trình làm test


Bước 4: đánh giá kết quả:

Dựa vào các biểu đồ các chỉ số trên màn hình, người thực hiện phân tích các và xác định VO2max, ngưỡng yếm khí, nhịp tim tối đa… tùy theo mục đích của test. 

* Thời gian đo 30 – 45 phút.

V. BIẾN CHỨNG

  • Nhồi máu cơ tim: 1-5/10.000 test, ngừng tim 0,5/10.000 test (rất thấp). 
  • Rối loạn nhịp, tai biến mạch não, ngất, xỉu, biến chứng xương khớp.

VI. XỬ TRÍ

Xử trí theo phác đồ nếu có biến chứng xảy ra.

Theo: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG (ĐỢT 2)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 5737/QĐ-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Hãy để lại lời bình

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bạn không thể copy nội dung ở trang này