Điều Trị Bằng Bồn Tắm Tương Phản Nóng – Lạnh

Home / THƯ VIỆN TÀI LIỆU / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT / CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT VẬT LÝ TRỊ LIỆU / Điều Trị Bằng Bồn Tắm Tương Phản Nóng – Lạnh

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Tắm tương phản nóng – lạnh là một hình thức điều trị bằng nước (thủy trị liệu) mà người bệnh ngâm chân và/hoặc tay vào trong các bồn nước nóng và lạnh xen kẽ có tác dụng tạo co thắt và thư giãn mạch máu giống như tập luyện tuần hoàn chủ động làm gia tăng nhịp độ tuần hoàn tới phần chi thể, giúp cải thiện tuần hoàn đáng kể và kéo dài hơn so với cách tắm đơn thuần. Ngoài ra, nó còn có tác dụng phản xạ do đáp ứng giao cảm ở các chi không nhúng đối với kích thích.
  • Phương pháp điều trị này còn được gọi là phương pháp “thể dục thành mạch”. II. CHỈ ĐỊNH
  • Tất cả những trường hợp có rối loạn tuần hoàn ngoại biên, nứt nẻ tay chân, viêm khớp, bong gân, bầm dập, vết sẹo, gãy xương, mỏm cụt đau…

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh bị mất cảm giác nóng, lạnh.
  • Thiểu năng động mạch.
  • Xơ cứng động mạch.
  • Các bệnh tuần hoàn ngoại biên tới giai đoạn nặng.
  • Đái tháo đường.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, cán bộ y tế hành nghề được đào tạo.

2. Phương tiện

  • Một bồn chứa nước nóng 37,8 – 460C và một bồn chứa nước lạnh 10 – 18,30C.
  • Ghế cho người bệnh ngồi.
  • Khăn mặt bông cho người bệnh lau khô bộ phận cơ thể sau khi điều trị.

3. Người bệnh

  • Giải thích để người bệnh hiểu, hợp tác trong điều trị.
  • Rửa sạch tay/chân trước khi điều trị bồn tắm điện một chiều. 

4. Hồ sơ bệnh án

  • Ghi chép đầy đủ các thông tin về người bệnh, chỉ định điều trị rõ ràng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Người bệnh lần lượt nhúng ngâm chân và/hoặc tay vào bồn nước nóng từ 3-8 phút cho đến khi có cảm giác nóng rõ rệt, rồi chuyển ngay sang nhúng vào bồn nước lạnh từ 6 – 10 giây. 
  • Chu kỳ nhúng luân phiên như vậy trong khoảng 10 – 12 phút.
  • Lần đầu và lần cuối nên nhúng trong nước nóng.
  • Điều trị 2 – 3 lần trong một tuần.
  • Dùng khăn bông sạch lau khô da sau khi điều trị.

VI. THEO DÕI

  • Trong quá trình điều trị: thường xuyên hỏi cảm giác và theo dõi phản ứng của người bệnh xem có gì bất thường không? (cảm giác nóng, lạnh, mệt mỏi).
  • Sau khi điều trị kiểm tra da và cảm giác của người bệnh. Ghi chép diễn biến vào phiếu điều trị chuyên khoa.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Bỏng nhiệt: do ngâm nước quá nóng. Xử trí theo quy định về bỏng nhiệt.

Theo: HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG (ĐỢT 2)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 5737/QĐ-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Hãy để lại lời bình

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bạn không thể copy nội dung ở trang này