Alternating Isometrics – Co đẳng trường Luân phiên

Tên tiếng Anh:

  • Alternating isometrics; isotonic stabilizing reversals, alternating holds

Mục đích:

  • Co đẳng trường luân phiên gia tăng sự ổn định (làm vững), sức mạnh và sức bền ở các nhóm cơ hoặc ở một tư thế xác định. Co cơ đẳng trường cả hai nhóm cơ chủ vận và đối vận được tạo thuận theo cách luân phiên. Tiếp xúc bằng tay và tín hiệu lời nói là những thành phần tạo thuận chính.
  • Khi mục đích là làm vững thân hoặc khớp gần, kỹ thuật này thường được áp dụng trong các tư thế phát triển; tuy nhiên cũng có thể sử dụng với các mẫu chi một hoặc hai bên.

Kỹ thuật:

  • Kháng trở bằng tay được sử dụng để khuyến khích co cơ đẳng trường của các cơ chủ vận. Một khi đạt được đáp ứng tối ưu, người điều trị thay đổi một tay sang một vị trí mới ở trên các cơ đối vận và tăng dần kháng trở theo hướng thích hợp. Bàn tay thứ hai có thể chuyển đến vị trí mới hoặc để cách ra cho đến khi bắt đầu hướng kháng trở mới. Tiếp xúc bằng tay được điều chỉnh nhuần nhuyễn để khuyến khích sự chuyển dần của các co cơ chủ vận và đối vận.

Ví dụ:

  • Ví dụ: sử dụng co cơ đẳng trường luân phiên để làm vững thân ở tư thế ngồi. Người điều trị kháng động tác gập thân với tiếp xúc bằng tay ở phần trước thân mình. Hướng dẫn bằng lời như “đừng để tôi đẩy anh ra sau”. Khi cơ gấp thân co, một tay vẫn để phía trước, tay kia di chuyển ra phía sau thân để hoạt hóa các cơ duỗi thân. Sau đó hướng dẫn bằng lời “đừng để tôi đẩy anh ra trước”. Khi bệnh nhân cố chống lại tay đẩy phía sau, tay ở trước của kỹ thuật viên di chuyển đến thân sau. Cứ như vậy hai tay luân chuyển từ trước ra sau, giúp tạo vững thân ở mặt phẳng đứng dọc.

image31.png

Xem thêm:


Hôm nay là ngày 28-03-2024

Hãy để lại lời bình

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Bạn không thể copy nội dung ở trang này