Nghiệm Pháp Gấp Đầu Cổ (CCFT)

Tên tiếng Anh: 

  • Craniocervical Flexion Test (CCFT)

Mục đích: 

  • Đánh giá khả năng sử dụng các cơ gấp cổ sâu (cơ dài cổ, cơ dài đầu).
  • Đánh giá kiểm soát thần kinh cơ, khả năng hoạt hoá, sức bền của các cơ gấp cổ sâu, và mối tương tác của các cơ gấp cổ sâu với các cơ gấp nông (như cơ ức đòn chũm, các cơ bậc thang trước).

Chuẩn bị và tư thế khởi đầu: 

  • Bệnh nhân nằm ngửa trên giường khám, gối háng gập, cổ ở tư thế trung tính (trán và cằm nằm ở một mặt phẳng ngang). 
  • Một máy đo huyết áp được bơm căng lên 20 mmHg và được đặt giữa mặt giường và đoạn cong ưỡn cổ. 
Tư thế khởi đầu nghiệm pháp cơ gấp đầu – cổ

Tiến hành nghiệm pháp:

  • Trong khi giữ yên phần sau đầu, bệnh nhân thực hiện động tác gập đầu cổ tăng từng mức theo 5 mức tăng (22, 24, 26, 28 và 30 mmHg). Mỗi tư thế được giữ trong 10 giây với 10 giây nghỉ giữa các lần tăng. 
  • Động tác gập đầu cổ được thực hiện bằng cách gật đầu với phần trên cột sống cổ. Đảm bảo tư thế trung tính của đầu và cổ, hàm của bệnh nhân được thả lỏng, không có sự hoạt động của các cơ gập cổ nông, nhất là cơ ức đòn chũm.

Tính toán và diễn giải

  • Nghiệm pháp kết thúc khi áp suất giảm> 20% hoặc khi có vận động thay thế trong quá trình gật đầu. 
  • Đáp ứng bình thường là đạt được 26-30 mmHg.
  • Điểm hoạt hoá (Activation score ) cho biết sự hoạt hóa của các cơ gấp cổ sâu. Chỉ số thực hiện hoạt động (performance index) là một thuật ngữ dùng để hiểu về độ bền co cơ đẳng trường của các cơ này.
  • Điểm hoạt hoá = Mức áp suất (tăng lên) cao nhất mà đối tượng có thể đạt được và giữ trong thời gian 10 giây.
  • Khả năng giữ (holding capacity) = Số lần đối tượng có thể duy trì mức áp suất đạt được trong khi hoạt hoá trong tối đa 10 lần lặp lại.
  • Chỉ số thực hiện hoạt động = áp suất đích đạt được (điểm hoạt hoá) x số lần lặp lại thành công.
  • Ví dụ, nếu một người có thể đạt tăng áp suất được 8 mm Hg với hoạt động gấp cổ trên (điểm áp suất hoạt hoá) và thực hiện hoạt động lập lại được 10 lần, chỉ số thực hiện hoạt động là 80.

    Giá trị của nghiệm pháp

    • Những bệnh nhân có tư thế đầu cúi về phía trước và đau cổ được phát hiện có giảm hoạt hoá và sức bền các cơ gấp cổ sâu. Họ có xu hướng sử dụng quá mức các cơ khác (cơ bám da cổ, cơ móng, và đặc biệt là cơ ức đòn chũm) để duy trì tư thế, dẫn đến tư thế đầu cúi về phía trước – một tư thế chúng ta thường thấy ở những người sử dụng máy tính thường xuyên hoặc người ít vận động. 
    • Kỹ thuật này cũng có thể được sử dụng để hướng dẫn bệnh nhân tập các cơ gấp cổ sâu.

    References:


    Hôm nay là ngày 28-03-2024

    Hãy để lại lời bình

    Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

    Bạn không thể copy nội dung ở trang này